Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chuỗi giá trị mận
4.2.2. Các yếu tố thuộc về tính liên kết
Công tác tổ chức, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ anh hưởng rất lớn đến việc phát triển chuỗi giá trị Mận theo hướng bền vững. Cụ thể về chuỗi tiêu thụ trong sản xuất Mận, các tác nhân trong chuỗi tiêu thụ đó có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau hỗ trợ cho nhau trong quá trình tiêu thụ sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Bảng 4.18. Dịng thơng tin trao đổi giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị Mận
Sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ Tiêu dùng
Sản xuất
Trao đổi thông tin về giống. Trao đổi thông tin kỹ thuật sản xuất.. Trao đổi thông tin về giá, người mua sản phẩm.
Thường xuyên trao đổi thông tin về khối lượng, giá bán và yêu cầu thị trường đối với sản phẩm
Ít trao đổi thơng tin.
Thường xuyên trao đổi thông tin về khối lượng, giá bán và yêu cầu thị trường đối với sản phẩm
Hầu như khơng có sự trao đổi thông tin.
Thu gom
Chủ yếu trao đổi thông tin về giá cả.
Thường xuyên trao đổi thông tin về khối lượng, giá bán và yêu cầu thị trường đối với sản phẩm.
Rất ít trao đổi thơng tin với nhau.
Bán buôn
Chủ yếu trao đổi thông tin về giá cả
Thường xuyên trao đổi thông tin về khối lượng, giá bán và yêu cầu thị trường đối với sản phẩm.
Bán lẻ
Chủ yếu trao đổi thông tin về giá bán
Trao đổi thông tin sản phẩm, nhu cầu, giá cả.
Tiêu dùng
Trao đổi thông tin về sản phẩm (chất lượng, giá cả, mẫu mã,…)
Nhìn chung, mối quan hệ, liên kết giữa các tác nhân cịn lỏng lẻo, các nguồn thơng tin đến với các tác nhân đều khơng chính thống. Trong chuỗi giá trị sản phẩm Mận, tác nhân sản xuất và tác nhân thu gom trao đổi thông tin với nhau thường xuyên nhất; còn tác nhân sản xuẩt và người tiêu dùng rất ít có sự trao đổi thông tin nên người sản xuất cung cấp ra thị trường “cái mình có” mà khơng sản xuất “cái thị trường cần”. Người tiêu dùng khơng có thơng tin về sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm nên chưa tuyệt đối tin tưởng hoặc chấp nhận sử dụng sản phẩm.