Sự liên kết giữa các tác nhân theo chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 85 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chuỗi giá trị mận Mộc Châu

4.1.3. Sự liên kết giữa các tác nhân theo chuỗi giá trị

Theo kết quả điều tra khảo sát, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị Mận của Mộc Châu cịn lỏng léo, khơng thường xuyên. Các mối quan hệ sản xuất, quan hệ mua đầu vào, bán sản phẩm đầu ra hầu hết được thực hiện theo cơ chế thị trường “Thuận mua vừa bán”. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giao dịch, các tác nhân có điều kiện kinh tế mạnh hơn và có nhiều thơng tin hơn thường áp đảo các tác nhân khác. Phần dưới đây phân tích sự liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu:

4.1.3.1. Mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị mận a. Mối liên kết giữa sản xuất và thu gom

Các tác nhân thu gom có mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với người sản xuất. Có khoảng 93% người thu gom có liên hệ với người bán trước khi mua sản phẩm. Hình thức liên hệ chủ yếu là gọi điện thoại, có một số ít gặp hoặc qua trung gian khác. Hoạt động phổ biến trước quá trình giao dịch mua sản phẩm

mận, khoảng 40-50% có thảo luận về giá, số lượng, các hình thức phân loại và cả về chất lượng sản phẩm.

Biểu đồ 4.10. Quá trình hình thành giá bán mận

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua biểu đồ cho thấy, giá mận xanh chủ yếu quyết định do người thu gom đưa ra chiếm 55%, còn lại chủ yếu là sự thống nhất giá giữa người thu gom với nhau hay giữa người sản xuất với thu gom. Cịn về mận chín, giá đưpcj quyết định bởi sự thỏa thuận giữa 2 bên chiếm 58%, quyết định bởi người thu gom là 36% cuối cùng mới do người nông dân quyết định chỉ chiếm nhỏ 6%. Giả cả hiện tại chủ yếu do người thu gom quyết định là chính, chính là do thơng tin thị trường, thông tin đại chúng của người dân cịn gặp nhiều hạn chế.

Khi vào vụ thì người nơng dân sẽ tự bán sản phẩm của mình, trong khi đó người thu mua sẽ đến tận nơi để thu mua tại chỗ. Việc mua, bán giữa thu gom và người sản xuất thường khơng có hợp đồng trước mà thỏa thuận bằng miệng tại chỗ ngay tại vườn. Thông thường những người thu gom nhỏ khi đến mua sẽ phải thanh tốn tiền ngay, cịn những thu gom lớn nếu là người địa phương khác đến thu mua thì họ sẽ phải thanh tốn ngày cho người sản xuất và nếu là người thu mua tại đại phương thì có thanh tốn chậm 2-3 ngày. Giá bán được xác định chủ yếu do người thu gom mận quyết định giá. Tuy nhiên, do người sản xuất không thể tiếp cận được với cơ chế thị trường để nắm bắt giá nên các thu gom thường tìm cách phong tỏa các thơng tin về giá cả để trong q trình thu mua có thể thỏa thuận được mức giá có lợi nhất. Quan hệ liên kết như vậy dễ gây nên tình trạng “ép giá” giữa các tác nhân với nhau, người thu gom “ép giá” người sản xuất.

b. Mối liên kết thu gom và bán buôn

Người thu gom bán mận đã số cho tất cả nhưng người có mối quan hệ trên 3 năm nay. Trong quá trình thu gom mận bán cho cái bán bn, mận được phân loại và đóng vào các thùng carton. Khoảng 40-50% người thu gom và bán buôn trao đổi thơng tin về phân loại và đóng gói sản phẩm để đảm bảo tránh tối đa tỷ lệ bị hư hỏng, dập nát. Khi tìm hiểu các thơng tin về giá cả, số lượng hay chất lượng thì có đến 60% người thu gom có trao đổi qua lại thường xuyên với bán buôn. Việc xác định giá mua hay bán cũng tùy thuộc vào giá chung thị trường. Thông thường mỗi đợt giá biến động thì hai bên đều có phương án hay có sự thương lượng về giá cho đơi bên đều có lợi. Các hộ thu gom chủ yếu chỉ thỏa thuận bằng miệng không ký hợp đồng với tác nhân bán buôn. Do hợp đông chỉ bằng miêng nên khơng có giá trị pháp lý, dẫn đến trường hợp một trong hai bên tự phá vỡ hợp đồng mà khơng có điều kiện bắt buộc. Nhằm đảm bảo nguồn sản phẩm được đảm bảo hơn, trong quá trình trao đổi sản phẩm chỉ có khoảng 30- 35% người thu gom chỉ nhận tiền trước từ bán buôn và thường nợ lại phần tiền hàng và sẽ được thanh toán vào cuối vụ.

Biểu đồ 4.11. Hình thành giá giữa thu gom và bán buôn

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Qua biểu đồ cho thấy, giá mận xanh chủ yếu quyết định do người bán buôn đưa ra là chính chiếm 59%, cịn 41% là do sự thảo thuận giữa người thu gom và người bán bn. Cịn về mận chín, giá được quyết định bởi sự thỏa thuận giữa 2 bên chiếm 49%, quyết định bởi người bán buôn là 39% cuối cùng mới do người thu gom quyết định chỉ chiếm nhỏ 12%. Giả cả hiện tại chủ yếu do người bán

buôn quyết định là chính, chính là do thông tin thị trường hiện nay người bán bn biết rất rõ thơng tin thị trường là chính.

c. Mối liên kết giữa bán buôn và thương lái Trung Quốc

Khác với các mối liên kết khác, khi mận sang thị trường này, các chủ buôn tại Mộc Châu, Lạng Sơn thường có liên lạc và giao dịch với người được gọi là “Tả Xích” một dạng mơi giới trong hoạt động kinh doanh nông sản, người này có trách nhiệm tìm kiếm các đối tác thu mua mận, hầu hết các hoạt động trao đổi mua bán nông sản sang thị trường Trung Quốc phải thông qua các đối tượng này. Các đối tượng này cũng thường hiểu biết rất rõ các thủ tục để thông quan nên đây là cầu nối để thực hiện các thủ tục tại thông quan tại cửa khẩu. Khi vận chuyển sang Trung Quốc, các xe thương phải chờ tại cửa khẩu để chờ làm các thủ tục và đến lượt thông quan. Các thủ tục này thường do đối tượng “Tả Xích” liên hệ và làm thủ tục một cách nhanh chóng. Trước khi vận chuyển sang Trung Quốc, mận cũng được phân loại sơ bộ để bán đóng vào thùng catton, vận chuyển sang Trung Quốc. Các hình thức đóng gói bao bì cũng là một yếu tố giúp cho giá cả của mận được tăng nên, đó là việc sử dụng các túi nilon có màu trong suất dễ cho việc quan sát tất cả các loại quả và đánh giá tốt hơn chất lượng quả bên trong cũng góp phần làm cho giá cả mận được tăng nên từ 0,5 đến 1 NDT/kg. Việc phân loại của các tác nhân thương lái Trung Quốc rất tốt theo các mức độ chín và chất lượng khác nhau, theo đó, giá cả mận cũng khác nhau. Theo các thương lái Trung Quốc, thị trường Trung Quốc hiện nay cũng đòi hỏi các loại sản phẩm chất lượng, thông thường các trường hợp ế hàng không thể tiêu thụ ở thị trường này chủ yếu do chất lượng kém, mặc dù giá cả rất thấp. Nếu các loại mận chất lượng tốt hồn tồn có thể tiêu thụ được với giá cao mà khơng có rủi ro về thị trường tiêu thụ. Thơng thường tổng các chi phí để xuất hàng sang Trung Quốc cho một chuyến xe mận 30 tấn là 1,5 triệu đồng. Theo ý kiến của các chủ buôn mận lớn tại Mộc Châu đây là mức chi phí có thể chấp nhận được vì thực tế nếu họ trực tiếp làm các thủ tục này sẽ mất rất nhiều thời gian.

d. Mối liên kết giữa bán buôn với đại lý bán lẻ.

Người bán buôn bán mận đã số cho tất cả nhưng người có mối quan hệ lâu dài với nhau. Sự trao đổi qua lại giữa bán buôn và bán lẻ không chỉ riêng sản phẩm mận mà cịn các mặt hàng hoa quả khác, vì thế sự liên kết rất chặt chẽ và đã có kinh nghiệm lâu năm mới nhau. Trong q trình bán sản phẩm cho cái bán lẻ, mận được phân loại và đóng vào các thùng carton. Khoảng 60-70% người bán

buôn và bán lẻ trao đổi thông tin về giá cả, chất lượng, sô lượng các thời điểm các nhau. Việc xác định giá mua hay bán cũng tùy thuộc vào giá chung thị trường. Thơng thường mỗi đợt giá biến động thì hai bên đều có phương án hay có sự thương lượng về giá cho đơi bên đều có lợi. Các hộ bán buôn chủ yếu chỉ thỏa thuận bằng miệng không ký hợp đồng với tác nhân bán lẻ. Do hợp đồng chỉ bằng miêng nên khơng có giá trị pháp lý, dẫn đến trường hợp một trong hai bên tự phá vỡ hợp đồng mà khơng có điều kiện bắt buộc. Tuy vậy nên một số bán buôn đổi địa điểm bán khác nhằm kiếm lợi nhuận cao hơn.

4.1.3.2. Mối liên kết ngang trong chuỗi giá trị mận

Các liên kết ngang trong chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu vẫn chưa được hình thành một cách rõ nét. Các tác nhân trong cùng một khâu chưa có sự hợp tác lẫn nhau chặt chẽ, thậm chí nhiều trường hợp tranh giành khách hàng dẫn đến xung đột và phá vỡ mối quan hệ mua bán vốn dựa vào niềm tin tưởng đã tồn tại từ lâu đời. Cụ thể các liên kết ngang trong chuỗi giá trị mận được thể hiện như sau:

Biểu đồ 4.12. Thông tin kỹ thuật

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

a. Các hộ nông dân trồng Mận: chủ yếu canh tác ở quy mô hộ gia đình và tin tưởng vào kinh nghiêm truyền thống của gia đình. Trong khi đó, canh tác nơng nghiệp ln cần có sự hợp tác, phối hợp với nhau thật chặt chẽ để chia sẽ kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh. Chẳng hạn phun thuốc phòng trừ bọ sâu đục thân, rệp xoăn lá đề phòng trừ sâu bệnh trên cây Mận chi được thực hiện riêng, các hộ nơng dân liền kề khơng có sự phối hợp thực hiện đồng loạt nên chưa phát huy tốt tác dụng. Thông tin về kỹ thuật chăm sóc chủ yếu là các nông dân trồng Mận chia sẻ kinh nghiệm cho nhau la chính chiếm 52,89% thơng tin về kỹ thuật.

b. Các thu gom mận Mộc Châu: thực hiện hoạt động thu gom Mận chưa có sự phân chia thị trường mua Mận cụ thể. Nhiều trường hợp nông dân bán Mận cho các thương lái ớ xa, trong khi các thương lái ở trong địa bàn lại phải thu mua ớ những vùng xa hơn. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển trong q trình thu gom Mận. Bên cạnh đó, cịn nhiều trường hợp thương lái bất ngờ tăng giá tạm thời để giành giật khách hàng, làm xáo trộn hoạt động thu mua Mận và ảnh hưởng xấu đến sự liên kết giữa nông dân và các thương lái thu mua trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 85 - 90)