Nội dung nghiên cứu phát triển bền vững chuỗi giá trị Mận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi giá trị mận

2.1.4.Nội dung nghiên cứu phát triển bền vững chuỗi giá trị Mận

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4.Nội dung nghiên cứu phát triển bền vững chuỗi giá trị Mận

2.1.4.1. Phân tích sơ đồ chuỗi giá trị Mận

Hình thành sơ đồ chuỗi giá trị Mận , bao gồm các tác nhân nào tham gia, các khâu cụ thể trong từng giai đoạn sản xuất và tiêu thụ.

Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng các mơ hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mơ tả các tác nhân, đặc điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quá trình nghiên cứu.

Theo tài liệu tập huấn của dự án IMPP và PARA, sơ đồ chuỗi thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi giá trị dưới đây:

H oạ t đ ộn g Giống Phân bón Thuốc BVTV Lao động Làm đất Gieo trồng Chăm sóc Thu hoạch Thu gom Vận chuyển Làm sạch Đóng gói Bán bn Bán lẻ T ác n hâ n Các nhà cung cấp đầu tư đầu vào

Nông dân, Tổ HT, HTX Người thu gom Nhà sơ chế Người bán buôn, người bán lẻ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị Ghi chú: Ghi chú:

Các giai đoạn sản xuất/khâu:

Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi: Người tiêu dùng cuối cùng:

Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:

Nguồn: Tài liệu tập huấn của dự án IMPP và PARA (2011)

Chuỗi giá trị Mận gồm 5 tác nhân là: hộ sản xuất, thu gom, bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng.

Cụ thể lập sơ đồ chuỗi giá trị nhằm giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và các quy trình trong một chuỗi giá trị; Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị; Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngồi phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị.

2.1.4.2. Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị mận + Người sản xuất mận

Thông tin chung về hộ sản xuất: đặc điểm của các hộ sản xuất, diện tích sản lượng trung bình các hộ, số lượng cây, phân loại hộ, dân tộc….

+ Tác nhân thu gom nhỏ, lớn

Sản xuất Thu gom Sơ chế Thương mại

Cung cấp đầu vào Tiêu dùng Trong nước Xuất khẩu

- Thông tin chung về các nhà thu gom nhỏ, lớn: đặc điểm của các hộ thực hiện chức năng này, tiêu chí để phân loại hộ thu gom là nhỏ hay lớn.

- Kết quả nghiên cứu: + Tác nhân bán buôn

- Thông tin chung về người bán buôn: là các nhà bán buôn nhỏ hay lớn, quy mô đánh giá phụ thuộc vào điều kiện nào.

- Kết quả nghiên cứu: + Tác nhân bán lẻ

- Thông tin chung về người bán lẻ: là những nhà bán lẻ có quy mơ hay mang tính tự phát.

- Kết quả nghiên cứu: + Người tiêu dùng

- Thông tin chung về người tiêu dùng: người tiêu dùng có nhu cầu về mận là mận tươi hay mận thành phẩm khác. Trong mận tươi thì tỷ trọng nhu cầu về mận xanh và mận chín. Các chỉ tiêu để người tiêu dùng ra quyết định mua mận.

2.1.4.3. Sự liên kết giữa các tác nhân

- Liên kết dọc: Là mối liên kết giữa người tiêu dùng, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ, cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu… hình thành chuỗi giá trị sản phẩm. Nhìn chung liên kết theo chiều dọc không giới hạn về mặt địa lý, và quy mô doanh nghiệp. Sự liên kết dọc trong chuỗi giá trị được thể hiện qua mối liên hệ giữa các tác nhân của những khâu khác nhau trong suốt chiều dài chuỗi giá trị.

Có ba hình thức cơ bản của liên kết dọc trong chuỗi giá trị nơng sản như sau: a. Hình thức liên kết ở mức thấp: là liên kết giữa người sản xuất (người nông dân) – thu gom – Bán buôn dưới dạng quan hệ thời điểm, khơng có hợp đồng sản xuất – tiêu thụ, chủ yếu là mua đứt bán đoạn. Hình thức liên kết này cũng khơng bảo đảm chất lượng sản phẩm và an tồn thực phẩm vì khơng bị ràng buộc chặt chẽ trong quan hệ giao dịch. Rủi ro về biến động giá và cung ứng nguyên liệu rất cao, vì sản lượng nguyên liệu đầu vào cho việc thu gom để bán lại ra thị trường khơng được kiểm sốt chặt chẽ. Thiệt hại nhiều nhất đến với người nơng dân vì dễ bị ép giá, hoặc khơng được trả tiền khi người thu gom gặp rủi ro. Người thu gom lại lệ thuộc vào người bán buôn và người bán lẻ.

b. Hình thức liên kết dưới dạng sản xuất theo hợp đồng: có hợp đồng sản xuất – bao tiêu sản phẩm giữa người nông dân và người thu gom; và giữa người thu gom và người bán buôn. Hợp đồng quy định rõ số lượng, chất lượng, quy trình sản xuất của sản phẩm, cơ chế thưởng phạt giữa hai bên. Tuy nhiên, dạng liên kết này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người nông dân hoặc người thu gom khơng tn thủ hợp đồng vì lợi ích riêng của mình khi có biến động thị trường. Ví dụ người nơng dân sẵn sàng bán cho người mua khác nếu có giá cao hơn, người thu gom sẵn ràng bỏ rơi hoặc ép giá người nông dân khi giá xuống thấp.

c. Mơ hình sản xuất – chế biến – bán lẻ mang tính tổng hợp: là mơ hình thể hiện sự hội tụ tất cả các hoạt động từ sản xuất đến chế biến và bán lẻ sản phẩm trong phạm vi của một doanh nghiệp, thậm chí cả hoạt động sản xuất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Mơ hình này cho phép doanh nghiệp kiểm sốt chặt chẽ chất lượng sản phẩm và thu được toàn bộ lợi nhuận ở tất các các công đoạn sản xuất – chế biến và thương mại hóa sản phẩm, đồng thời hạn chế được rủi ro về nguồn nguyên liệu và chủ động được thị trường đầu ra. Mơ hình này chỉ phù hợp với doanh nghiệp thu mua mận để chế biến ra các thành phẩm khác như ô mai, mận khô để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu mận. Và hiện tại trong phạm vi nghiên cứu thì mơ hình này cịn hạn hẹp. do u cầu về vấn đề tài chính, khả năng đảm nhiệm chuyên trách từng vụ riêng, đảm bảo độ ruỉ ro cho người sản xuất, bao tiêu sản phẩm …

Phân tích thực trạng vận hành chuỗi giá trị mận cho thấy sự liên kết dọc trong chuỗi còn rất lỏng lẻo, sự phân bổ giá trị gia tăng trong chuỗi còn quá nhiều thiên lệch không hợp lý, cấu trúc chuỗi giá trị chưa vững chắc. Cụ thể sự liên kết dọc trong chuỗi giá trị mận được thể hiện như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mối liên kết giữa nông dân trồng mận - các tác nhân thu gom: Mặc dù được thực hiện dựa trên lịng tin mối quan hệ làng xóm nhưng vẫn mang tính thời điểm. Hoạt động mua bán không được ký kết hay thực hiện bởi các hợp đồng chính thức lâu dài. Nhiều trường hợp, nơng dân có thể bán cho các thương lái khác nhau trong các kỳ thu hoạch khác nhau. Điều này làm cho dòng luân chuyển vật chất chưa ổn định và quá trình vận hành chuỗi giá trị ở khâu đầu tiên đã thiếu nhịp nhàng.

- Mối liên kết giữa tác nhân thu gom – người bán buôn: Cũng chỉ dựa trên những mỗi quan hệ làng xóm mà khơng có bất kỳ sự ký kết chính thức nào trong quan hệ mua bán. Tuy nhiên, liên kết giữa hai nhóm tác nhân này tương đối chặt

chẽ hơn vì thu gom ít có sự lựa chọn nơi để bán mận hơn là nông dân, đồng thời người bán buôn cũng cần chia sẽ lợi nhuận cho các thu gom để duy trì nguồn cung cho hoạt động bn bán của mình. Dù vậy, nhưng trong nhiều trường hợp, các thu gom vẫn thay đổi điểm bán bn để có thể tìm kiếm lợi nhuận cao nhất.

- Mối liên kết giữa người bán buôn - các công xưởng chế biến: Các sản phẩm mận sau khi được người bán buôn thu gom mua lại từ các tác nhân thu gom nhỏ được đưa tới các công xưởng chế biến mận để đưa ra các loại thành phẩm từ mận khác nhau. Vì yêu cầu về việc cung cấp nguyên liệu cho chế biến nên mối quan hệ này được thực hiện khá chặt chẽ hơn; tuy nhiên, quan hệ mua bán giữa họ cũng không được thể hiện qua các hợp đồng chính thức. Trong trường hợp phía Trung Quốc (thị phần mận Việt Nam xuất khẩu sang lớn nhất) có nhu cầu cao, các cơ sở sơ chế sẵn sàng cắt giảm nguồn cung nguyên liệu chế biến cho các doanh nghiệp chế biến để xuất thô nguyên trái cho Trung Quốc, ngược lại trong lúc phía Trung Quốc khơng mua hàng, các doanh nghiệp chế biến sẵn sàng ép giá người bán buôn làm tồn đọng một lượng dừa lớn trong dân. Sự liên kết khơng chặt chẽ của hai nhóm tác nhân có vai trị trọng yếu nhất trong chuỗi giá trị đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành chuỗi giá trị mận xuất khẩu sang các nước khác.

- Liên kết ngang

Các tác nhân trong cùng một khâu có thể chưa có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, thậm chí có thể có trường hợp là các tác nhân tranh giành khách hang của nhau. Từ đó gây nên sự xung đột và phá vỡ mối quan hệ dựa trên niềm tin.

- Các hộ nông dân trồng mận: chủ yêú canh tác ở quy mơ hộ gia đình và tin tưởng vào kinh nghiệm truyền thống của gia đình. Trong khi đó, canh tác nơng nghiệp ln cần có sự hợp tác, phối hợp với nhau thật chặt chẽ để chia sẽ kinh nghiệm, ứng dụng KHKT, phòng trừ các loại sâu bệnh. Ví dụ như việc phun thuốc trừ sau bệnh, bọ gây hại, việc này các hộ nông dân đang thực hiện một cách riêng lẻ, khơng có sự phối hợp với nhau thực hiện đồng bộ nên chưa phát huy hết được tác dụng.

- Tác nhân thu gom: thực hiện hoạt động thu gom chưa có sự phân chia thị trường thu mua cụ thể. Nhiều trường hợp người nông dân bán mận cho các tác nhân thu gom ở xa, trong khi thu gom trên địa bàn lại phải thu mua ở những vùng xa xôi khác. Điều này làm cho chi phí vận chuyển trong q trình thu gom tăng lên.Bên cạnh đó, cịn nhiều trường hợp tác nhân thu mua bất ngờ tăng giá tạm

thời để giành giật khách hàng, làm xáo trộn hoạt động thu mua và ảnh hưởng xấu đến sự liên kết giữa nơng dân và những người thu mua trước đó.

- Các cơ sở sơ chế, chế biến trong nước: cũng chưa có sự liên kết trong việc chia sẻ nguồn mận dự trữ trong những trường hợp cần thiết. Nhiều cơ sở dự trữ số lượng rất lớn mận nguyên liệu để chờ lên giá nhưng hoạt động này rất rủi ro và không đúng với nội dung hoạt động của cơ sở sơ chế. Trong khi đó, nhiều cơ sở lại thiếu nguồn nguyên liệu để sơ chế do mối quan hệ với các thương lái kém hơn. Mặt khác, mối quan hệ này cũng chưa thật bền vững khi mà các doanh nghiệp chưa có những thỏa thuận liên kết chính thức, do đó, cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh trong những trường hợp giá nguyên liệu đầu vào biến đổi đột ngột.

- Các tác nhân bán bn: cũng chưa có sự liên kết với nhau để thực hiện việc thu mua đồng nhất, cũng như làm giá đối với người thu gom. Cũng như khi có sự biến động về giá giảm thì các tác nhân bán buôn thường bắt tay nhau làm giá để ép giá thu mua xuống làm thiệt hại cho cả người thu mua lẫn người nông dân sản xuất. Khi giá lên thì mỗi người bán bn lại thực hiện động tác giữ hang, làm cho nguồn cung trên thị trường thiếu hụt, sau lại nâng giá lên, nhằm thu lợi nhuận cao hơn.

Liên kết này thường giới hạn ở phạm vi địa lý cụ thể hay thông qua các hiệp hội ngành nghề.

2.1.4.4. Sự phân chia lợi ích và giá trị trong chuỗi giá trị mận

Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp. Nhưng xác định chi phí và lợi nhuận, xác định số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra và số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được có ý nghĩa hơn cả.

Chi phí trong chuỗi giá trị mận được xác định bao gồm: Các khoản chi phí vật chất đầu tư trực tiếp (giống, phân bón, thuốc BVTV, vận chuyển, bao bì,...tùy theo từng tác nhân) và các khoản chi phí dịch vụ, đây chính là mức vốn đầu tư cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Phân tích kinh tế bao gồm đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng được tạo ra bởi chuỗi giá trị và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau; chi phí marketing và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi; năng lực của các nhà vận hành (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận).

- Tính giá trị gia tăng là cách đo lường mức độ thịnh vượng đã được tạo ra trong nền kinh tế.

- Phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi. - Phân phối giá trị thu nhập trong chuỗi. - Tính chi phí sản xuất trong các chuỗi giá trị. - Xác định các yếu tố quyết định chi phí. - Xác định các chi phí giao dịch.

Kết luận - lựa chọn chuỗi mang lại lợi ích và tính bền vững

Tóm lại, mối liên kết trong chuỗi giá trị mận còn khá lỏng lẻo, quá trình hoạt động và vận hành của chuỗi giá trị chưa dựa trên những mối liên kết bền vững và chặt chẽ, cấu trúc chuỗi giá trị chưa vững chắc và bị tác động mạnh từ các tác nhân bên ngoài. Các liên kết ngang và liên kết dọc đúng nghĩa chưa hình thành; do đó, q trình vận hành chuỗi giá trị cịn nhiều điểm gút, chuỗi giá trị mận khó bảo đảm được về chất lượng sản phẩm và ổn định giá, cũng như sản lượng. Điều này tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành mận, nhất là đối với thị trường xuất khẩu.Trong thời gian tới, huyện Mộc Châu nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung cần có những giải pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, đảm bảo sự vận hành ổn định của chuỗi giá trị, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng nhiều cho ngành mận và cho cả địa phương.

2.1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chuỗi giá trị mận

Trong phạm vi giới hạn của đề tài, việc phát triển bền vững chuỗi giá trị mận bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

a. Nhóm yếu tố thuộc về sản xuất

- Yếu tố kinh nghiệm và nhận thức của người sản xuất: người sản xuất có kinh nghiệm sản xuất và nếu nhận thức được phương thức sản xuất mới là cần thiết, phù hợp sẽ là yếu tố cơ bản cho việc áp dụng các kỹ thuật mới được dễ dàng hơn. Trình độ nhận thức của người sản xuất: ảnh hưởng khá lớn đến quyết định tổ chức sản xuất về quy mô, phương thức, chủng loại, …

- Điều kiện tự nhiên:

+ Đây là vùng sản xuất mận tập trung, diện tích sản xuất mận lớn. + Có truyền thống sản xuất mận từ lâu.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, thích hợp với việc trồng mận. - Nguồn lực của hộ gia đình:

Số lao động của hộ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của hộ vào sản xuất mận tại địa phương. Cụ thể, thể hiện ở nếu hộ có nhiều người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 36)