Mức độ tiêu dùng Mận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 81 - 83)

Mận tam hoa là sản phẩm bình dân và phổ biến đối với người tiêu dùng ở Hà Nội, trong một vụ người tiêu dùng có thể ăn và mua nhiều lần, phụ thuộc vào sở thích, độ tuổi, mức thu nhập của người tiêu dùng. Qua đồ thị 4, ta thấy với số lần ăn lớn hơn 10 lần/vụ thì đối tượng người tiêu dùng là khách hàng bình dân có số lần ăn mận trong một vụ có tỷ lệ cao nhất, chiếm 41% số người được hỏi, còn với khách hàng cao cấp sử dụng mận trong khoảng này có tỷ lệ 12%, thấp nhất trong số các đối tượng người tiêu dùng. Trong khoảng nhỏ hơn 5 lần/vụ thì khách hàng cao cấp là đối tượng chiếm tỷ lệ đến 50% số người được hỏi và nhóm đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 29% số người tiêu dùng được hỏi, thấp nhất trong số các đối tượng người tiêu dùng được phỏng vấn. Tuy nhiên ở tần suất ăn từ 5 - 10 lần/vụ thì đối tượng là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao, 38% số người được phỏng vấn.

Qua số liệu điều tra và quan sát thị trường của người tiêu dùng cao cấp ở các cửa hàng bán hoa quả cao cấp phản ánh được thực tế là khách hàng cao cấp có nhiều hơn những lựa chọn khi mua hoa quả và thường hướng đến những loại hoa quả cao cấp như hoa quả đặc sản, hoa quả nhập khẩu,... và đòi hỏi mức độ an toàn khi sử dụng sản phẩm phải cao bằng cách lựa chọn các loại sản phẩm có thơng tin về nguồn gốc, xuất xứ,... do vậy số lần tiêu thụ mận trong một vụ thấp hơn so với các đối tượng khách hàng khác bởi như chúng tôi đã đề cập ở phần trên thì mận được cho mang tính bình dân. Ngồi ra, một lý do nữa ảnh hưởng đến việc tiêu dùng mận của khách hàng cao cấp là địa điểm mua hàng của họ thường là cửa hàng hoa quả cao cấp hoặc siêu thị để mang lại sự tin tưởng hơn, trong khi đó ở những địa điểm này mận được bán rất hạn chế. Người tiêu dùng là học sinh, sinh viên và người tiêu dùng bình dân thường có mức chi tiêu thấp, phù hợp với giá bán sản phẩm mận và sự thuận tiện khi mua vào thời điểm chính vụ nên được nhiều người lựa chọn. Kết luận, đối tượng học sinh, sinh viên và người tiêu dùng bình dân lại là hai đối tượng khách hàng có số lần ăn mận/vụ cao nhất. d. Hình thức sản phẩm

Mận được bày bán dưới 2 dạng là đóng gói và khơng đóng gói, khối lượng mỗi gói từ 1kg. Chỉ có 12,5% (5 trong tổng số 40 người) được hỏi nói rằng họ đã từng mua mận đóng gói, mận đóng gói được bán ở các cửa hàng hoa quả và trong siêu thị. Theo đánh giá của 67% những người đã từng tiêu dùng mận đóng gói thì mận đóng gói là mận loại có chất lượng tốt hơn so với mận ở dạng khơng được đóng gói, điều này có thể hiểu được bởi trước khi đóng gói nhà sản xuất đã phân loại, chọn lọc những quả mận có chất lượng tốt để đóng gói và một lý do nữa

thuộc về tâm lý của người tiêu dùng đó là mận đóng gói được bán ở các siêu thị và cửa hàng hoa quả nên cho rằng khi mua ở những nơi này thì chất lượng sẽ tốt hơn so với bên ngồi. Cịn lại một số ít chiếm 33% số người được hỏi cho rằng giữa mận đóng gói và khơng đóng gói khơng có nhiều sự khác nhau về chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)