Thông tin chung về tác nhân hộ thu gom Mận Mộc Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 68 - 71)

Diễn giải ĐVT BQ Thu gom

nhỏ

Thu gom lớn

Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 44 43 45

Trình độ văn hố của chủ hộ % 100 100 100

- Cấp I % 20 20 20

- Cấp II % 30 40 20

- Cấp III % 50 40 60

Số hộ tham gia sản xuất mận % 51,5 70 33

Số lao động tham gia Lao động 2,27 2,34 2,2

Khối lượng thu gom trung bình/ngày Tấn 1,05 1,6 0,5

Số ngày thu gom Mận/vụ Ngày 33,5 32 35

Số năm thu gom trung bình Năm 14,25 13,5 15

Quy mô kinh doanh Tấn/hộ 371 239 503

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Độ tuổi bình quân của tác nhân thu gom nhỏ là 43 tuổi, thu gom lớn là 45 tuổi, đây là độ tuổi trung niên và đã có thâm niên lâu năm trung bình 14 năm thu gom nên rất dày dặn kinh nghiệm trong nghề. Trong số hộ điều tra thu gom nhỏ, 20% số chủ hộ có trình độ cấp I; 40% số chủ hộ học cấp II và 40% số chủ hộ có trình độ cấp III. Con thu gom lớn thì có đến 60% đều đã tốt nghiệp cấp III, còn lại cấp I và cấp II đều chiếm 20%.

Quy mơ kinh doanh trung bình vụ đạt khoảng 239 tấn/hộ thu gom nhỏ, 503 tấn/hộ thu gom lớn. Để có được mơ hình kinh doanh này, khơng ít hộ bỏ ra ít vốn đầu tư. Số vốn này, đa số các hộ thu gom đều tham gia vay tại quỹ tín dụng địa phương khi nào hết mùa vụ lại trả ngân hàng nợ cũ.

Qua điều tra các tác nhân thu gom này đa số sinh sống trên địa bàn Huyện Mộc Châu Huyện Mộc Châu Mộc Châu. Họ hoạt động với quy mô nhỏ trong phạm vi Huyện Mộc Châu. Mỗi hộ thu gom có hoạt động thường xuyên, chủ yếu là những người đã hợp tác lâu năm. Thời gian kinh doanh mận xanh tầm khoảng

25-30 ngày/vụ. Theo điều tra, có 60% hộ thu gom đều tham gia sản xuất mận kiêm luôn bán buôn mận và thu mua mận trên địa bàn Huyện Mộc Châu. Phương tiện vận chuyển của họ chủ yếu là xe máy, một số ít vận chuyển bằng ơ tơ hoặc xe đạp. Theo điều tra, số hộ thu gom nhỏ sở hữu xe tải nhỏ chiếm 18%, trong khi hộ thu gom lớn chiếm đến 44% gần như gấp 3 lần so với thu gom nhỏ.

* Thị trường mận xanh

Sản phẩm mận xanh được tổ chức thu gom thơng qua 2 hình thức, nơng dân bán cho thu gom nhỏ và thu gom lớn. Có đến 90% số lượng mận xanh được thu gom bởi thu gom nhỏ, do vậy đây là kênh tiêu thụ quan trọng đối với nông dân. Những thu gom nhỏ thường có mối ràng buộc về tài chính đối với tác nhân thu gom lớn hoặc bán buôn vùng, bởi trước thời điểm vụ mận xảy ra phần lớn trong số thu gom nhỏ sẽ nhận tiền đặt cọc từ thu gom lớn hay bán buôn vùng với lượng tiền khoảng 30 triệu đồng.

Trong chuỗi tiêu thụ mận mận xanh thì tác nhân thu gom vùng là người đóng vai trị quan trọng, họ có mạng lưới thu gom nhỏ từ các thu gom ở khắp các khu vực sản xuất mận ở Mộc Châu, khối lượng thu mua bình quân 2.000 tấn/vụ, do vậy là người quyết định giá mua trên thị trường thông qua các tác nhân thu gom nhỏ. Thu gom tại xã khối lượng thu gom đạt 136 tấn mận xanh/hộ, đạt 306 tấn mận xanh/hộ thu gom lớn.

Các đối tượng thường thu mua gom với khối lượng nhỏ và bán lại cho người thu mua lớn tại xã, Huyện Mộc Châu. Chênh lệch từ việc hoat động này thường giao động từ 50 – 100 đồng/kg tùy thuộc vào từng thời điểm và loại chất lượng mận thu hoạch. Các hoạt động giao dịch trao đổi mua bán chỉ thực hiện theo hợp đồng miệng mà khơng có các hợp đồng chính thức. Các đối tượng này thường trực tiếp thu mua từ hộ nông dân và tham gia vào hoạt động thu hoạch và thanh tốn tiền cho nơng dân ngay sau khi hoạt động mua bán kết thúc.

Hoạt động thu gom nhỏ tại xã chiếm 85% khối lượng mận xanh sau đó mới bán lại cho các thu gom lớn, cịn lại 15 % người nơng dân bán trực tiếp cho thu gom lớn. Các thu gom mận xanh bán cho bán buôn trong nước chiếm đến 75% đa số là thu gom lớn hơn, bán buôn và các thương lái trong nước. Chỉ có 20% lượng mận các thu gom bán trực tiếp cho đại lý thu mua Trung Quốc.

Hiện nay, hoạt động tiêu thụ mận xanh có xu hướng mạnh hơn do những hộ gia đình thích tiêu thụ mận xanh nhiều hơn do ít chịu rủi ro và dễ dàng thu hoạch

mặc dù giá bán của mận xanh thường thấp hơn từ 4.000 – 6.000 đồng/kg so với mận chín.

* Thị trường mận chín

Qua khảo sát các thu gom mận chín Mộc Châu cho thấy mận chín Mộc Châu được người sản xuất bán cho các thu gom nhỏ (xã) chiếm 85% và thu gom lớn chiếm 15%. Sau đó mận chín được các bán bn lớn mua và vận chuyển đi các nơi tiêu thụ. Thu gom tại xã khối lượng thu gom đạt 203 tấn mận chín/hộ, đạt 250 tấn/hộ thu gom lớn.

Các đối tượng này thường trực tiếp thu mua từ hộ nông dân và tham gia vào hoạt động thu hoạch và thanh tốn tiền cho nơng dân ngay sau khi hoạt động mua bán kết thúc.

Đây là các hộ thu mua lớn hơn, khối lượng thu mua thường trên 1000 tấn/năm, ngoài việc thu mua lại từ các hộ thu gom khác tại địa phương thì các hộ này thường mua trực tiếp từ các hộ gia đình sản xuất, khối lượng thu này chiếm hơn 70% tổng khối lượng thu mua hàng năm của họ. Các hộ thu mua lớn này phải thuê thêm 5-10 lao động vào vụ thu hoạch, với giá công lao động từ 50 – 70 nghìn đồng/ngày/người. Hoạt động thu mua chín kéo dài trong khoảng 1 tháng. Các hộ thu mua lớn thường tập trung mận về nhà sau đó có phân loại và đóng gói đơn giản để vận chuyển đi tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng ngày thu mua mận nhiều trong ngày có thể lến đến 10 tấn/ngày. Hoạt động thu mua của các hộ thu mua lớn cũng khơng có hợp đồng mà chỉ là thỏa thuận miệng về giá cả sản phẩm và khối lượng thu mua.

b. Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động của các tác nhân thu gom mận bao gồm: chi phí lao động, vận chuyển, chi phí bao bì và chi phí khác…

Trong tổng chi phí trung gian mà người thu gom đầu tư thu mua 1.000 kg Mận, chi phí giá vốn mua vào là chi phí lớn nhất của tác nhân này chiếm tới 96,98%, cịn lại chi phí vận chuyển, bao bì và các chi phí khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 68 - 71)