Một số kinh nghiệm phát triển bền vững chuỗi giá trị tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 38 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi giá trị mận

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi giá trị trên thế giới và Việt Nam

2.2.2. Một số kinh nghiệm phát triển bền vững chuỗi giá trị tại Việt Nam

a. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị cho sản phẩm trái Bơ

- Nhóm bơ bao gồm đại lý kinh doanh bơ, người mua gom và nơng dân trồng bơ có tâm huyết đã được thành lập. Các tác nhân trong chuỗi cùng với các đối tác từ các đơn vị hỗ trợ như Fresh Studio, Sở KHCN, WASI và TTWD cùng tham gia vào thiết kế dự án và tích cực tham gia vào quá trình thực hiện dự án. Mục tiêu của dự án cũng như các kết quả mong đợi rất rõ ràng, hiện thực và được thông tin đầy đủ tới tất cả các bên liên quan. Vì vậy các tác nhân cũng như đối tác của dự án đều nhiệt tình, tích cực và chủ động trong các hoạt động phát triển chuỗi giá trị, đem đến thành công cho dự án. Trong quá trình này, doanh nghiệp thu gom bơ đóng một vai trị quan trọng..

- Thương hiệu bơ DAKADO đã được xây dựng và do nhóm bơ sở hữu. Bơ DAKADO chất lượng cao được phân biệt trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận, có giá bán cao hơn so với bơ thông thường từ 25% tới 30%. Giá bán bơ tại vườn cho người nông dân cũng cao hơn từ 25% tới 30%.

- Một bộ các tài liệu tiếp thị hấp dẫn và một trang web đã được thiết lập và sử dụng.

- Nông dân đã đầu tư vào cải tạo vườn và giống cây bơ. Doanh nghiệp kinh doanh bơ đã đầu tư vào bao bì đóng gói tiêu chuẩn và nhà sơ chế đóng gói.

Mơ hình dự án điểm phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản được các đối tác địa phương đánh giá cao và khuôn mẫu để phát triển các dự án nông nghiệp khác tại địa phương

- Ba phương diện của phát triển bền vững được quan tâm trong quá trình thực hiện dự án. Phương diện kinh tế và xã hội đạt được khi ngành bơ Đắk Lắk tăng được tính cạnh tranh, gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thêm việc làm và thu nhập. Phương diện môi trường được tuân thủ khi nông dân áp dụng thực hành nông nghiệp tốt.

- Họ làm việc cùng nhau chứ không hoạt động đơn lẻ như trước. Họ đã quan tâm tới cầu và các đòi hỏi của thị trường trong sản xuất hàng hóa. Kỹ thuật canh tác và thu hái do dự án giới thiệu đã được sử dụng. Ví dụ, nơng dân đã lựa chọn trồng các giống bơ mà thị trường yêu cầu; nông dân và người thu gom sử dụng công cụ thu hái do dự án giới thiệu thay vì rung cây như trước đây; tại điểm thu gom, bơ được đựng trong các rổ nhựa thay vì để trên sàn nhà, hộp các tông bền, đẹp được sử dụng cho bơ DAKADO thay cho việc giao xô; tỉ lệ hư hao giảm rõ rệt.

- Doanh nghiệp kinh doanh bơ đã được đào tạo và thực hiện nghiêm việc quản lý chất lượng, cung cấp các mẻ bơ đồng đều ra thị trường. Các tác nhân trong chuỗi bơ đã tự tin hơn và sự tin tưởng lẫn nhau đã hình thành giữa họ. Họ đã đầu tư trong dự án để cải tạo vườn cây, bao bì, nhà xưởng đóng gói và cơ sở vật chất cho kinh doanh bơ.

- Hành động tập thể đã mang đến chất lượng cao hơn, nguồn cung bơ ổn định ra thị trường, hơn nữa, nó giúp họ có được vị thế đàm phán tốt hơn.

- Kiến thức được truyền bá thông qua các khóa đào tạo nơng dân, người mua gom, đại lý... Các đối tác địa phương được đào tạo qua các khóa học cũng như học từ quá trình hỗ trợ thúc đẩy chuỗi. Các cá nhân được học tập khi tham gia các khóa đào tạo và thực hành những kiến thức đã học trong công việc. Học tập ở cấp độ đơn vị đạt được khi các tác nhân trong chuỗi học được cách làm việc cùng nhau, cùng đáp ứng các yêu cầu của thị trường, đối tác từ các ban ngành địa

phương học được phương pháp thúc đẩy chuỗi. Đại diện của Sở KHCN, TTƯD, và WASI những kiến thức mà họ đã học được từ dự án, ví dụ, cách thúc đẩy và tổ chức chuỗi, tập trung vào khắc phục điểm yếu nhất trong chuỗi, những hỗ trợ can thiệp dọc theo chuỗi, từ sản xuất, vận chuyển, đóng gói, xây dựng thương hiệu và marketing.

- Quá trình học hỏi là liên tục, các thơng tin từ đại lý và người tiêu dùng luôn được thông tin trở lại cho người sản xuất. Giá bán cao hơn cho sản phẩm chất lượng có thương hiệu là nguồn khích lệ những người sản xuất tiếp tục học tập và sáng tạo.

b. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị cá tra - basa

- Nhiều nông dân trong tỉnh An giang và đồng bằng sông Cửu long đã nhận thức được lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP.

Các tư vấn và đánh giá viên địa phương đã được đào tạo tốt và sãn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn là yếu tố rất quan trọng để nhân rộng áp dụng tiêu chuẩn trong tương lai. Một khi nhu cầu chứng nhận tiêu chuẩn GLOBAL- GAP, chi phí cho việc ni cá tra tăng và chứng nhận theo tiêu chuẩn GLOBALGAP sẽ giảm đáng kể, vì thế sẽ giúp người nơng dân và các nhà máy chế biến tăng khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới. Điều này sẽ khuyến khích thêm nhiều nơng dân trong tỉnh An giang và tồn bộ đồng bằng sông Cửu Long thực hiện những thực hành nuôi trồng tốt và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.

- Duy trì và mở rộng thị trường:

Các nhà chế biến và xuất khẩu sẽ có được những lợi ích từ việc nơng dân áp dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP, do mua được cá chất lượng tốt hơn từ người nông dân. Đồng nghĩa với việc này là chất lượng cá được chế biến cho sản phẩm cuối cùng sẽ đáng tin cậy hơn, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường xuất khẩu nhờ việc loại bỏ những vấn đề liên quan đến cá “bẩn” có chứa quá mức lượng chất kháng sinh và vi sinh vật. Điều này cũng phản ánh tầm quan trọng của hệ thống truy vết để đảm bảo rằng thực phẩm được nhập từ Việt nam là an toàn cho người tiêu dùng. Điều này cũng giúp giữ mối quan hệ kinh doanh giữa nhà chế biến/xuất khẩu Việt nam với khách hàng nước ngoài lâu dài và ổn định hơn, cũng như có thể mang lại sự ổn định giá cả cho người nông dân khi bán cá của họ.

Thị trường châu Âu, các nước đông Âu và Mỹ là những thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt nam. Vì thế, đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế

được đòi hỏi bởi những nhà bán lẻ lớn là thành viên của GLOBALGAP, sẽ giúp tăng sự tin tưởng của khách hàng nước ngòai vào các sản phẩm và xâm nhập dễ dàng hơn tới những thị trường xuất khẩu hiện có, giúp duy trì và mở rộng những thị trường này. Tuân thủ theo những tiêu chuẩn quốc tế cũng là những tín hiệu tốt về chất lượng sản phẩm đối với những khách hàng tiềm năng, mà nó có thể mang lại những kết quả tốt khi xâm nhập thị trường mới và mang lại doanh thu.

- Nâng cấp chuỗi giá trị

Với phương pháp tiếp cận chuỗi, dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ kỹ thuật được cung cấp tốt hơn, mối liên kết giữa các bên tham gia chuỗi đã được cải thiện. Hơn nữa, chi phí giao dịch đã giảm và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Thông tin liên lạc giữa các bên tham gia chuỗi hiệu quả và minh bạch hơn, giúp chia sẻ rủi ro và lợi nhuận cao hơn trong nghành.

Chính quyền địa phương tỉnh An giang đánh giá cao sự thành cơng của mơ hình thí điểm áp dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP, và xem việc áp dụng tiêu chuẩn GLOBAGLAP trong nuôi cá tra/basa như là một phần trong chiến lược nâng cấp chuỗi cho sự bền vững của nghành nuôi thủy sản của tỉnh về lâu dài, nhắm tới duy trì thị trường giá trị cao bằng việc cải thiện chất lượng. Thực hiện hệ thống sản xuất được GLOBALGAP chứng nhận là một chiến lược tạo thương hiệu cho cá tra/basa của An giang và phải được tiếp thị cùng với nó.

- Khơng có những giải pháp ngăn hạn để nâng cao năng lực trực tiếp cho các tổ chức cung cấp dịch vụ. Vì thế những khóa thiết kế đào tạo theo hướng nhu cầu là rất hiệu quả. Đây là cách tiếp cận tốt để nâng cao năng lực cho các đối tác địa phương. Một điều rất quan trọng là các đơn vị cung cấp dịch vụ và người nông dân đã nhận thức được trách nhiệm của họ liên quan đến xã hội và môi trường, hiểu rằng sự phát triển bền vững là sự quan tâm và cũng ảnh hưởng đến cơng việc kinh doanh của chính họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 38 - 41)