Giải pháp liên kết bền vững trong chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 105 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Giải pháp liên kết bền vững trong chuỗi giá trị

4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao phát triển bền vững chuỗi giá trị mận Mộc

4.3.2.Giải pháp liên kết bền vững trong chuỗi giá trị

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi, các tác nhân cần liên kết chặt chẽ với nhau trong việc sản xuất, kinh doanh Mận thông qua các thỏa thuận, hợp đồng có tính ràng buộc, làm chủ nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường. Thiếu đi sự liên kết sẽ làm cho các tác nhân hoạt động rời rạc, không hiệu quả, không chủ động được trong sản xuất và kinh doanh, dẫn tới làm giảm hiệu quả chung của chuỗi.

4.3.2.1. Liên kết dọc

Đẩy mạnh với các liên kết doanh nghiệp nhằm đưa thị trường mận vào các cửa hàng, siêu thị cao cấp hơn giúp tăng thu nhập và giá bán cho các tác nhân cũng như người sản xuất.

Tạo mơ hình sản xuất khép kín nhằm đảm bảo sản lượng mận đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ dưới sự kết nối chặt chẽ với các nhân tố đầu vào: nhà cung cấp giống, bảo vệ thực vật và sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Ngồi ra có sự tham

gia của tổ chức bảo hiểm rủi ro và tổ chức chứng nhân chất lượng sản phẩm. Sự kết nối này được ràng buộc bởi các hợp đồng được ký kết giữa các bên.

Mơ hình liên kết dọc tạo một sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra, bảo đảm hài hịa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các bên, dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế.

Điểm mấu chốt trong mơ hình liên kết dọc chính là các nhà bán buồn, vì đây là nhân tố “va chạm”, “tiếp xúc” trực tiếp với những yêu cầu khắt khe từ thị trường trong và ngoài nước cũng như khả năng nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy. Từ đó các doanh nghiệp thành lập một ban điều hành chuỗi liên kết dọc nhằm quản lý quy trình sản xuất trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, giám sát, đàm phán, liên kết toàn bộ chuỗi bằng các hợp đồng kinh tế:

- Hợp đồng với các đại lý cung cấp dịch vụ đầu vào để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu.

- Hợp đồng với các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo vốn pchuj vụ cho hoạt động sản xuất.

- Hợp đồng với các tổ chức bảo hiểm nhằm hạn chế rủi ro trong các hoạt động mua bán. Nếu rủi ro xảy ra doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đúng thỏa thuận với người sản xuất và các tác nhân khác.

Bên cạnh đó, để bảo vệ lợi ích của người ni cá, có một tổ chức cấp Bộ luôn giám sát hiệu quả của mơ hình liên kết nhằm tránh tình trạng thâu tóm và khống che giá của các doanh nghiệp che biến. Việc liên kết này không phân biệt thành phần kinh tế, mọi người đều có thể tham gia.

Trong chuỗi liên kết dọc, sản phẩm mận ngày càng được nâng cao, các bên liên quan đều có quyền lợi và nghĩa vụ gắn kết chặt chẽ với nhau nên ít xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hay xảy ra hiện tượng thừa thiếu nguyên giúp phát triển sản xuất bền vững.

4.3.2.2. Liên kết ngang

Xu thế phát triển bền vững trong tương lai là “liên kết ngang" với việc đặt chất lượng lên hàng đầu. Sự liên kết này xuất phát từ sự thành công “liên minh chiến lược” của Michael Porter - vị cha đẻ của bậc thầy cạnh tranh khi ông nhân ra sức mạnh thương lượng của các liên minh chiến lược trong việc mang lại giá trị tối đa cho từng tác nhân.

Bên cạnh việc liên kết dọc giữa các tác nhân, cần phải thúc đẩy sự liên kết ngang. Đối với hộ sản xuất Mận, cần tăng cường trao đổi với nhau kinh nghiệm trồng trọt; trao đổi thông tin về giá cả thị trường; hợp tác trong việc mua giống, phân bón,... để giảm thiểu chi phí trung gian; hợp tác trong việc phòng trừ sâu bệnh,...và tiến tới thành lập HTX để có cơ sở pháp lý đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ Mận được phát triển nhanh và mạnh hơn nữa. Các tác nhân trung gian cũng liên kết với nhau để nắm bắt thông tin thị trường, chủ động giá cả cho hợp lý.

Trong mơ hình liên kết ngang của chuỗi giá trị Mận không thể thiếu mối quan hệ nhưng nhưng người nơng dân. Đây là một trong nhưng tác nhân chính của chuỗi giá trị Mận và tác nhân chịu rủi ro nhất. Vì vây khi nhân thấy tầm quan trọng của sự liên kết thì hợp tác xã các nhà sản xuất mận ra đời là một xu thế tất yếu, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho những người sản xuất.

Hợp tác xã sẽ thay mặt các thành viên làm việc trực tiếp với đối tác là doanh nghiệp nhăm đạt được sự thỏa thuận về giá. Một trong những tiêu chí để gia nhập hợp tác xã là tất cả các vùng sản xuất đều phải cam kết sản xuất mận theo đúng tiêu chuẩn quốc gia. Một một vùng sản xuất sẽ được đánh dấu nhằm dễ dàng cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Nếu như trước đây việc người nông dân phải chật vật, bon chen tìm kiếm đầu ra để bán sản phẩm, chịu nhiều rủi ro về thị trường tiêu thụ và khả năng mặc cả yếu kém thì nay trên cơ sở của giải pháp quy hoạch tổng thể, và sự liên kết này sẽ dần mang lại giá trị tương xứng cho người nông dân sản xuất mận. Hợp tác xã sẽ thực hiện những chức năng như sau:

- Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Sau đó sẽ phân bổ về cho từng thành viên tùy vào khả năng cung cấp và chất lượng sản phẩm.

- Đàm phán về giá cả

- Hỗ trợ và cung cấp thông tin thường nhật đen các thành viên như: những tiêu chuẩn nuôi trồng được chấp nhân và những biến động của thị trường trong và ngoài nước...

Thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm để các thành viên gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm cho nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 105 - 107)