Đặc điểm của nội dung nghiên cứu phát triển bền vững chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 25 - 27)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chuỗi giá trị mận

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Đặc điểm của nội dung nghiên cứu phát triển bền vững chuỗi giá trị

2.1.3.1. Lý luận và phân loại mận

Mận ở Việt Nam được trồng nhiều ở khu vực phía bắc – nơi có khí hậu lạnh phù hợp với loại cây ơn đới như là mận, và có nhiều chủng loại mận ngon như: mận Hậu, mận Tam Hoa, mận Lạng Sơn, mận Vân Nam.

Mận Tam Hoa tại huyện Mộc Châu được đưa vào nghiên cứu trong đề tài này gồm cả mận xanh và mận chín.

Mận xanh là mận đầu mua được thu hoạch sớm để bán ra thị trường, phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, vào lúc này mận có vị chua, chát. Tuy nhiên với việc kết hợp với các loại đồ chấm hay để dầm thì mận xanh vẫn có thể kinh doanh được với giá khá cao. Mận xanh chủ yếu được thu mua để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu qua chế biến và chưa qua chế biến.

Mận chín là mận đến vụ mùa, mận này chủ yếu được bán phục vụ nhu cầu trong nước, mận từ các tỉnh miền bắc được vận chuyển đi càng vùng miền khác

trong cả nước, một phần nhỏ là để xuất khẩu. Sản lượng mận chín sản xuất ra là lớn, năng suất thường cao và giá vào vụ mùa có thể giảm hơn so với đầu vụ, nhưng nhu cầu cao nên giá tương đối ổn định. Mận chín tùy theo năm mà giá cả có sự chênh lệch khác nhau và nói chung sản xuất mận chín mang tính rủi ro cao. 2.1.3.2. Các tác nhân trong chuỗi giá trị

- Tác nhân cung cấp đầu vào: là những cá nhân, tổ chức, đơn vị cung cấp các đầu vào cho người sản xuất để họ tiến hành các hoạt động sản xuất. Các đầu vào sản xuất rất đa dạng: nguyên, nhiên liệu, giống, vật tư, phân bón, kỹ thuật…

- Tác nhân sản xuất: là những cá nhân, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm.

- Tác nhân trung gian: Đôi khi nông dân bán trực tiếp sản phẩm của họ tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, trường hợp này không phải là phổ biến. Thông thường, các sản phẩm phải qua nhiều người mới đến tay người tiêu dùng. Những người tham gia trực tiếp vào việc đưa sản phẩm từ nơi sản xuất (nông trại) đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng được gọi là các đại lý trung gian trên thị trường.

Các trung gian thị trường là mắt xích khơng thể thiếu giữa nông dân và người tiêu dùng do: Người tiêu dùng thường ở xa khu vực sản xuất vì thế để đến được tay người tiêu dùng, sản phẩm phải được vận chuyển, đôi khi qua một quãng đường dài. Sản xuất nông nghiệp thường mang tính thời vụ trong khi nhu cầu tiêu dùng là thường xuyên và quanh năm. Vì vậy, các sản phẩm nơng nghiệp thường được lưu kho trong một khoảng thời gian nhất định. Hầu hết các sản phẩm nông sản dưới dạng thô đều không được người tiêu dùng chấp nhận. Chúng cần được phân loại, làm sạch, chế biến theo các cách khác nhau và được cung ứng cho người tiêu dùng với số lượng phù hợp.

Có nhiều loại trung gian thị trường và mỗi trung gian thực hiện một chức năng khác nhau trong hệ thống marketing. Dưới đây là bốn loại trung gian phổ biến trên thị trường Việt Nam:

+ Người thu gom: Đây là những thương nhân địa phương, có quy mơ nhỏ, trực tiếp mua sản phẩm từ người sản xuất nhỏ, lẻ. Chức năng chính của họ là thu mua các sản phẩm địa phương để bán cho những thương nhân lớn hơn và các cơ sở chế biến trong khu vực. Người thu gom thường có nguồn vốn hạn chế, buôn bán với số lượng nhỏ và sử dụng các phương tiện vận chuyển đơn giản như xe máy. Một số người thu mua lớn hơn có thể sở hữu hoặc thuê các xe tải nhỏ.

+ Người bán buôn: Người bán buôn thường thu mua một lượng hàng lớn hơn so với người thu gom. Họ thuê hoặc sở hữu các phương tiện vận chuyển trung bình hoặc lớn. Họ cũng thường thuê hoặc sở hữu các kho chứa hàng. Nguồn cung ứng cho người bán buôn chủ yếu là những thương nhân vừa và nhỏ, nhưng đôi khi họ cũng mua hàng trực tiếp từ nơng dân. Chức năng chính của người bán buôn là cung ứng cho người bán lẻ tại các thị xã hoặc thành phố. Nhiều người cũng cung cấp hàng cho nhà chế biến, người bán buôn lớn hơn bao gồm cả các công ty xuất khẩu.

+ Nhà chế biến nông sản: Nhà chế biến nông sản là các cá nhân hoặc công ty tham gia chế biến các mặt hàng nơng sản (ví dụ: cơ sở xay xát gạo, nhà máy tinh bột sắn, nhà máy thức ăn gia súc). Nhà chế biến có thể là doanh nghiệp gia đình hay một cơng ty lớn, sử dụng các trang thiết bị và công nghệ truyền thống hay hiện đại và được phân bố tại nông thôn hoặc thành thị.

+ Người bán lẻ: Chức năng chính của những người bán lẻ là phân phối hàng tới người tiêu dùng. Người bán lẻ thường có quy mơ và hình thức hoạt động rất đa dạng. Ví dụ, hệ thống các siêu thị là các cơng ty bán lẻ bán nhiều loại mặt hàng khác nhau và có số lượng lớn trong khi những người bán rong hoặc các cửa hàng tạp phẩm chỉ bán một lượng hàng nhỏ, ít chủng loại và khơng có kho chứa hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 25 - 27)