Xuất một số giải pháp nâng cao phát triển bền vững chuỗi giá trị mận Mộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 102)

VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 4.3.1. Giải pháp cụ thể cho từng tác nhân

4.3.1.1. Người sản xuất

Các vấn đề lớn nhất của hộ sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu hiện nay là giá thành sản phẩm cao, rủi ro về thời tiết, sâu bệnh, rủi ro thị trường, làm cho thu nhập của người sản xuất bấp bênh và vấn đề ô nhiễm môi trường (do lạm dụng thuốc BVTV). Đó là những vấn đề vô cùng nan giải, để giải quyết phần nào các vấn đề đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau:

- Trong những năm tới, hộ sản xuất mận phải tập trung các nguồn lực đầu tư để chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa. Thay đổi dần thói quen sản xuất, thay vì sản xuất mận theo kinh nghiệm như trước đây sang sản xuất mận an toàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngày càng cao của người tiêu dùng. Nông dân cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức khoa học về sản xuất và bảo quản, thực tiễn hóa những kiến thức ấy thành các kỹ năng sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng mận.

- Phát triển và đưa các giống Mận chất lượng cao vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế đảm bảo rải vụ quanh năm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nghiên cứu sử dụng rộng rãi các loại phân hữu cơ, vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Đồng thời quản lý thật tốt việc lưu thông, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn. Khuyến cáo các hộ nông dân áp dụng quy trình canh tác kỹ thuật hợp lý, áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác mới (thuốc BVTV, tưới nước …). Đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước và vai trò người lao động thông qua hệ thống kiểm tra chất lượng Mận tại nơi sản

xuất, nơi tiêu thụ. Do đó, ngoài việc phụ thuộc vào nguồn giống do các công ty giống cung cấp, nên chủ động liên hệ với các Trung tâm nghiên cứu lớn như Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả, cơ quan Khuyến Nông... để có được sự tư vấn tốt nhất.

- Khi đã có diện tích sản xuất đủ lớn và ổn định, các trang trại có thể liên kết sản xuất theo quy trình, theo đơn đặt hàng theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một tác nhân đầu ra tin cậy (như doanh nghiệp đóng trên địa bàn, công ty thu gom và bán buôn mận, các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ...). Việc ký hợp đồng sẽ giúp cho các bên có sự ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng, đảm bảo lợi ích giữa các tác nhân tham gia. Người sản xuất tập trung vào sản xuất ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng với mức giá thu mua hợp lý theo thỏa thuận. Các đại lý bán buôn, bán lẻ có được sản phẩm mận chất lượng, an toàn, biết rõ nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất và có nguồn hàng ổn định... Trên hết trong những mối liên kết này là người tiêu dùng sẽ được mua mận có chất lượng an toàn, giá cả hợp lý, người sản xuất giảm bớt được rủi ro về giá cả và người bán buôn, bán lẻ chủ động được hoạt động kinh doanh của mình.

- Phát triển sản xuất mận an toàn, xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu mận Mộc Châu. Mận trước khi đưa ra thị trường được đóng gói, có nhãn hiệu ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của mận, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng là giải pháp hữu hiệu mở rộng thị trường đầu ra và tăng được giá bán, tăng được thu nhập cho tác nhân sản xuất.

4.3.1.2. Người thu gom

Số lượng các tác nhân thu gom trong chuỗi giá trị mận tại huyện Mộc Châu đang tăng lên nhưng chủ yếu là tự phát và kiêm nhiệm thu gom nhiều nông sản khác. Tuy nhiên, tác nhân này đang đóng vai trò quan trọng trong thu mua sản phẩm trực tiếp cho nông dân và lưu chuyển đến các tác nhân khác. Song trong tương lai, tác nhân này nên sáp nhập vào tổ chức nông dân hoặc tự xây dựng thành công ty trung gian chuyên thu mua mận với số lượng lớn để nắm bắt và cung cấp thông tin đầy đủ 2 chiều sản xuất – thị trường.

4.3.1.3. Người bán buôn

Người bán buôn là mắt xích kết nối rất quan trọng trong ngành hàng mận. Tác nhân này thu mua trên 50% lượng mận sản xuất ra tại Mộc Châu và đem đi tiêu thụ tại thị trường khác. Tác nhân này giúp cho khâu lưu chuyển hàng hóa nhanh và rộng hơn.

- Khó khăn mà người bán buôn gặp phải đó là thiếu thông tin đầy đủ về thị trường, các khoản chi phí lớn, giá cả thị trường bấp bênh và hay bị động trong thu mua, nhất là không kiểm soát được vấn đề chất lượng sản phẩm. Vì vậy để ngành hàng phát triển ổn định và bền vững thì họ phải có thông tin đầy đủ về thị trường, phải chủ động được nguồn hàng đảm bảo chất lượng, và vấn đề quan trọng nhất là có được một thị trường lớn lâu dài, ổn định. Để giải quyết vấn đề này, trước hết họ phải thiết lập mối quan hệ bền vững với các tác nhân khác trong ngành hàng để có thể liên kết giúp đỡ nhau cũng phát triển.

- Tác nhân người bán buôn có thể làm tăng giá trị sản phẩm mận bằng cách đóng gói mận trong bao bì và có nhãn mác rõ ràng (nếu như tác nhân người sản xuất chưa làm được công đoạn này).

- Ký hợp đồng đầu vào ổn định với tác nhân sản xuất hoặc thu gom để chủ động được nguồn hàng của mình. Sau đó họ cần phải thường xuyên tìm hiểu thị trường nơi họ đang trao đổi mua bán và các thị trường khác xung quanh. Đồng thời họ nên phối hợp, cộng tác với các cơ quan nghiên cứu có liên quan để khảo sát và tìm kiếm các thị trường tiềm năng.

4.3.1.4. Người bán lẻ

Ngoài bán mận, tác nhân người bán lẻ còn bán thêm nhiều thứ hoa quả khác nhằm làm tăng thu nhập và giữ được những khách hàng quen. Tác nhân người bán lẻ cũng đòi hỏi phải có một thị trường ổn định cho mình nhưng điều này là rất khó xảy ra vì giá cả phụ thuộc vào thị trường và chưa có sự ràng buộc nào giữa các tác nhân ngoài quan hệ cung cầu. Để khắc phục khó khăn này, các tác nhân bán lẻ cần liên kết chặt chẽ với tổ chức nông dân để quản lý chất lượng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm và thử nghiệm các biện pháp bảo quản sản phẩm từ sản xuất đến vận chuyển và bán lẻ. Trước khi tới tay người tiêu dùng, tác nhân bán lẻ cần đảm bảo sản phẩm được đóng gói, dán nhãn mác và cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc sản phẩm, tiêu chí chất lượng cho người sử dụng.

4.3.1.5. Các kênh hàng chuỗi giá trị

Mận xanh Mộc Châu có thị trường rộng lớn và là cơ hội để phát triển chuỗi giá trị mận xanh xuất sang Trung Quốc hoặc xa hơn nữa là sơ chế mận khô để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ước tính lượng mận xanh Mộc Châu hiện nay chưa đáp ứng được 10% công suất của các nhà máy sơ chế, chế biến

Quốc có hiểu quả hơn so với Mận chín bán thị trường trong nước. Vì vậy, cần phải có giải pháp tăng quy mô cũng như khối lượng sang thị trường Trung Quốc.

Về mùa vụ mận xanh Mộc Châu có mặt sớm hơn so với thị trường Trung Quốc vì vậy nếu kéo dài được vụ mận thì khả năng mận xanh Mộc Châu sẽ chiếm thị phần trên thị trường TQ nhiều hơn có với hiện tại (1%). Nhất là hiện nay thị trường chế biến thể hiện qua các cơ sở chế biến tại Trung Quốc.

Đối với những người thu gom kể cả những người thu gom lớn chỉ có sự phân loại đơn giản sau đó bán ra thị trường mà chưa có những sơ chế đơn giản. Tại thành phố Hải Dương, có cơ sở chế biến đã thực hiện đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm rượu mận và một số sản phẩm như mứt. Đối với rượu mận, đã xây dựng và đăng ký nhãn mác sản phẩm. Tuy nhiên khối lượng tiêu thụ còn ít và không ổn định. Thực tế việc phát triển các sản phẩm mận chế biến đã và đang là một chiến lược đúng đắn để đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ mận và xây dựng hình ảnh mận trên thị trường. Từ đó, phải có phương hướng đầu tư trực tiếp vào cở sở chế biến trong nước, nhằm giải thiểu chi phí, tăng giá thành mận xanh lên khi xuất khẩu sang TQ sau khi đã qua sơ chế. Sẵn sàng đầu từ đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng của các sản phẩm chế biến, nhưng rất cần được đào tạo tăng cường năng lực về marketing để tiếp cận các thị trường mới và tăng doanh số bán bán hàng ra thị trường trong và ngoài nước.

4.3.2. Giải pháp liên kết bền vững trong chuỗi giá trị

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi, các tác nhân cần liên kết chặt chẽ với nhau trong việc sản xuất, kinh doanh Mận thông qua các thỏa thuận, hợp đồng có tính ràng buộc, làm chủ nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường. Thiếu đi sự liên kết sẽ làm cho các tác nhân hoạt động rời rạc, không hiệu quả, không chủ động được trong sản xuất và kinh doanh, dẫn tới làm giảm hiệu quả chung của chuỗi.

4.3.2.1. Liên kết dọc

Đẩy mạnh với các liên kết doanh nghiệp nhằm đưa thị trường mận vào các cửa hàng, siêu thị cao cấp hơn giúp tăng thu nhập và giá bán cho các tác nhân cũng như người sản xuất.

Tạo mô hình sản xuất khép kín nhằm đảm bảo sản lượng mận đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ dưới sự kết nối chặt chẽ với các nhân tố đầu vào: nhà cung cấp giống, bảo vệ thực vật và sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Ngoài ra có sự tham

gia của tổ chức bảo hiểm rủi ro và tổ chức chứng nhân chất lượng sản phẩm. Sự kết nối này được ràng buộc bởi các hợp đồng được ký kết giữa các bên.

Mô hình liên kết dọc tạo một sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra, bảo đảm hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các bên, dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế.

Điểm mấu chốt trong mô hình liên kết dọc chính là các nhà bán buồn, vì đây là nhân tố “va chạm”, “tiếp xúc” trực tiếp với những yêu cầu khắt khe từ thị trường trong và ngoài nước cũng như khả năng nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy. Từ đó các doanh nghiệp thành lập một ban điều hành chuỗi liên kết dọc nhằm quản lý quy trình sản xuất trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, giám sát, đàm phán, liên kết toàn bộ chuỗi bằng các hợp đồng kinh tế:

- Hợp đồng với các đại lý cung cấp dịch vụ đầu vào để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu.

- Hợp đồng với các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo vốn pchuj vụ cho hoạt động sản xuất.

- Hợp đồng với các tổ chức bảo hiểm nhằm hạn chế rủi ro trong các hoạt động mua bán. Nếu rủi ro xảy ra doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đúng thỏa thuận với người sản xuất và các tác nhân khác.

Bên cạnh đó, để bảo vệ lợi ích của người nuôi cá, có một tổ chức cấp Bộ luôn giám sát hiệu quả của mô hình liên kết nhằm tránh tình trạng thâu tóm và khống che giá của các doanh nghiệp che biến. Việc liên kết này không phân biệt thành phần kinh tế, mọi người đều có thể tham gia.

Trong chuỗi liên kết dọc, sản phẩm mận ngày càng được nâng cao, các bên liên quan đều có quyền lợi và nghĩa vụ gắn kết chặt chẽ với nhau nên ít xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hay xảy ra hiện tượng thừa thiếu nguyên giúp phát triển sản xuất bền vững.

4.3.2.2. Liên kết ngang

Xu thế phát triển bền vững trong tương lai là “liên kết ngang" với việc đặt chất lượng lên hàng đầu. Sự liên kết này xuất phát từ sự thành công “liên minh chiến lược” của Michael Porter - vị cha đẻ của bậc thầy cạnh tranh khi ông nhân ra sức mạnh thương lượng của các liên minh chiến lược trong việc mang lại giá trị tối đa cho từng tác nhân.

Bên cạnh việc liên kết dọc giữa các tác nhân, cần phải thúc đẩy sự liên kết ngang. Đối với hộ sản xuất Mận, cần tăng cường trao đổi với nhau kinh nghiệm trồng trọt; trao đổi thông tin về giá cả thị trường; hợp tác trong việc mua giống, phân bón,... để giảm thiểu chi phí trung gian; hợp tác trong việc phòng trừ sâu bệnh,...và tiến tới thành lập HTX để có cơ sở pháp lý đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ Mận được phát triển nhanh và mạnh hơn nữa. Các tác nhân trung gian cũng liên kết với nhau để nắm bắt thông tin thị trường, chủ động giá cả cho hợp lý.

Trong mô hình liên kết ngang của chuỗi giá trị Mận không thể thiếu mối quan hệ nhưng nhưng người nông dân. Đây là một trong nhưng tác nhân chính của chuỗi giá trị Mận và tác nhân chịu rủi ro nhất. Vì vây khi nhân thấy tầm quan trọng của sự liên kết thì hợp tác xã các nhà sản xuất mận ra đời là một xu thế tất yếu, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho những người sản xuất.

Hợp tác xã sẽ thay mặt các thành viên làm việc trực tiếp với đối tác là doanh nghiệp nhăm đạt được sự thỏa thuận về giá. Một trong những tiêu chí để gia nhập hợp tác xã là tất cả các vùng sản xuất đều phải cam kết sản xuất mận theo đúng tiêu chuẩn quốc gia. Một một vùng sản xuất sẽ được đánh dấu nhằm dễ dàng cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Nếu như trước đây việc người nông dân phải chật vật, bon chen tìm kiếm đầu ra để bán sản phẩm, chịu nhiều rủi ro về thị trường tiêu thụ và khả năng mặc cả yếu kém thì nay trên cơ sở của giải pháp quy hoạch tổng thể, và sự liên kết này sẽ dần mang lại giá trị tương xứng cho người nông dân sản xuất mận. Hợp tác xã sẽ thực hiện những chức năng như sau:

- Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Sau đó sẽ phân bổ về cho từng thành viên tùy vào khả năng cung cấp và chất lượng sản phẩm.

- Đàm phán về giá cả

- Hỗ trợ và cung cấp thông tin thường nhật đen các thành viên như: những tiêu chuẩn nuôi trồng được chấp nhân và những biến động của thị trường trong và ngoài nước...

Thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm để các thành viên gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm cho nhau.

4.3.3. Giải pháp đối với thị trường

Các tác nhân trong chuỗi cần tăng cường trao đổi thông tin để nắm bắt sự thay đổi của thị trường như giá cả, thị hiếu khách hàng, cung – cầu. Trong chuỗi

giá trị sản phẩm Mận, người sản xuất là người thiếu thông tin về thị trường nhất nên thường không làm chủ được giá cả, dẫn tới tình trạng bị thương lái ép giá. Việc thiếu thông tin cũng gây ra sự thua lỗ cho các tác nhân trung gian khi có sự biến động lớn về giá cả trên thị trường. Do đó, việc tăng cường trao đổi thông tin và tăng cường liên kết giữa các tác nhân là rất cần thiết để giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của chuỗi, tăng tính bền vững của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm Mận.

Ngoài ra, các hình thức đóng gói bao bì cũng là một yếu tố giúp cho giá cả của mận được tăng nên, đó là việc sử dụng các túi nilon có màu trong suất dễ cho việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị mận tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 102)