Khái niệm TĐKT và TĐKTNN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 35 - 36)

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ nhờ sự tác động của cách mạng công nghiệp ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Cùng với đó là q trình tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến việc nhiều công ty hoạt động có hiệu quả đã tập hợp lại hình thành nên những liên minh dưới các tên gọi khác nhau: “Cartel”, “Association”, “Consortium”, “Corporation”…. Các công ty trong liên minh cùng thỏa thuận tuân thủ một số nguyên tắc điều chỉnh chung như phối hợp chiến lược, góp vốn, cung ứng sản phẩm, phân chia chiếm lĩnh thị trường, thống nhất phương thức, nguyên tắc kiểm soát nội bộ. Quan trọng nhất là trong liên minh có một cơng ty đóng vai trị trung tâm và có khả năng chi phối, hỗ trợ các công ty trong cùng liên minh trong quá trình cạnh tranh, tránh khỏi nguy cơ bị chèn ép, thơn tính… Sự hình thành các liên minh giữa các cơng ty là sản phẩm tất yếu, khách quan của quy luật tích lũy, tích tụ tập trung vốn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tối đa lợi nhuận. Tất cả những liên minh dưới những tên gọi khác nhau như trên khi dịch sang tiếng Việt đều được gọi chung là “Tập đồn”. Ngày nay, mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau để chỉ Tập đồn. Ví dụ: tại Mỹ, Tập đồn được gọi là Conglomerate; Nhật Bản gọi là Keiretsu hay Zeibatsu, Hàn Quốc gọi là Chaelbol, Nga gọi là Corporation…. Tuy nhiên, tên gọi chung của Tập đoàn trong các giao dịch quốc tế theo tiếng Anh là business group, hoặc là corporate group, hoặc là group companies. Mỗi Tập đồn (liên minh) của từng nước có hình thức tổ chức khác nhau phù hợp với mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn [97, 9-10].

Khơng có khái niệm TĐKT chung cho tất cả các quốc gia. Tùy theo nguyên tắc liên minh, tổ chức kiểm soát nội bộ và cách tiếp cận khác nhau mà mỗi quốc gia, khu vực có khái niệm khác nhau về TĐKT. Mặc dù khơng có khái niệm thống nhất giữa các quốc gia về TĐKT nhưng có thể tìm thấy quan điểm chung về TĐKT: là tổ hợp các doanh nghiệp

có chung lợi ích, gắn bó với nhau thơng qua các mối quan hệ về vốn, nguồn nhân lực, nguồn cung ứng nguyên liệu, công nghệ, thương hiệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm…, bao gồm Công ty mẹ là hạt nhân của Tập đồn làm đầu mối liên kết giữa Cơng ty mẹ với các công ty con và doanh nghiệp liên kết khác.

Tại Việt Nam, tên gọi TĐKT được đề cập đầu tiên trong Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh (Quyết định số 91). Đây cũng chính là cơ sở pháp lý cho việc ra đời của các TCT 91 – tiền thân của các TĐKTNN hiện nay. Khái niệm đầu tiên về TĐKT được đưa ra

trong Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó, “TĐKT là tập hợp các cơng ty có mối quan hệ

gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác” (Điều 146). Điều 38 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của

Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật Doanh nghiệp quy đinh: TĐKT

bao gồm nhóm các cơng ty có quy mơ lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thơng qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác, gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức Cơng ty mẹ - cơng ty con.

Trên cơ sở khái niệm TĐKT nêu trên, Điều 4 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN (Nghị định số 101) đưa ra khái niệm TĐKTNN như sau: “TĐKTNN là nhóm cơng ty có

quy mơ lớn liên kết dưới hình thức Cơng ty mẹ - cơng ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”. Để phù hợp với điều kiện thực tiễn phát

triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của các TĐKTNN, ngày 15/7/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty nhà nước (Nghị định 69), thay thế cho Nghị định 101. Điều 4 Nghị định 69 quy định TĐKT là nhóm cơng ty, gồm Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết, đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)