Về xu hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 47 - 51)

Hầu hết các tập đồn đều kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, chưa tương xứng với các ưu đãi về nguồn lực và các lợi thế khác. Tình trạng tài chính cịn yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất cân đối tài chính [165]. Nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của các TĐKTNN là do cơ chế điều hành còn bất hợp lý; cơ sở pháp lý quản lý hoạt động các TĐ có nhiều bất cập, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và giám sát tài chính; quyền của lãnh đạo doanh nghiệp quá lớn trong khi quy định trách nhiệm và chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật khơng tương xứng. Vì vậy, khó quy kết trách nhiệm cho cá nhân, tập thể hoặc cơ quan có thẩm quyền đối với những thua lỗ, thất thoát đã xảy ra tại các doanh nghiệp này. Đây chính là điều kiện lý tưởng để hình thành các “nhóm lợi ích đặc quyền” trong các DNNN, gây thất thoát, lũng đoạn kinh tế đất nước. Đặc biệt, sự hiện diện

và chi phối của nhà nước trong các TĐKTNN còn quá lớn làm cho các TĐKTNN ỷ lại, dựa dẫm vào sự bảo hộ của nhà nước. Các TĐKTNN chưa năng động, linh hoạt để phù hợp với môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội kinh tế quốc tế. Do đó, từ TCT 100% vốn nhà nước, nhiều doanh nghiệp thành viên của các TĐ đã cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiếp đến, ngày 17/7/2012, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đồn, tổng cơng ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký phê duyệt Đề án tái cơ cấu của từng TĐ đến năm 2015. Theo đề án, một số lượng lớn doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải tiến hành cổ phẩn hóa. Đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, nhà nước sẽ chuyển vốn, thoái vốn, cho phá sản, giải thể… Mặc dù năm 2015 đã kết thúc nhưng tình hình thực tế tái cơ cấu của các TĐKTNN vẫn chưa có nhiều tiến triển. Tuy nhiên, đây là xu thế tất yếu nếu các TĐ muốn tồn tại và phát triển. Hiện nay, Công ty mẹ - VINATEX đang tiến hành cổ phần hóa và nhà nước chỉ sở hữu 51% vốn điều lệ. Công ty mẹ - VRN sẽ triển khai cổ phần hóa trong năm 2016.

Nếu theo quy định của Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp

nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”, không chỉ số lượng

DNNN trong các TĐ sẽ giảm đi rất nhiều mà một số TĐKTNN sẽ chuyển đổi thành TĐKT đa sở hữu. Các TĐKTNN sẽ được tổ chức và hoạt động theo mơ hình mới, cạnh tranh bình đẳng với các TĐKT khác cịn lại của nền kinh tế, kể cả các TĐKT mạnh của thế giới và chịu sự điều tiết thị trường. Khi đó, nhà nước chỉ là một trong trong những chủ sở hữu bên cạnh các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác trong TĐ. Điều này sẽ dẫn đến thay đổi cục diện vai trò và quyền của chủ sở hữu nhà nước đối hoạt động và tài sản của các doanh nghiệp thuộc Tập đồn, trong đó có TLLT.

2.2.3. Vai trò của các TĐKTNN đối với nền kinh tế đất nước

Về mặt lý luận và thực tiễn, các TĐKTNN có vị trí, vai trị quan trọng đối với nền kinh tế đất nước.

- Thứ nhất, các TĐKTNN giữ vai trị chủ đạo, có vị trí then chốt trong nền kinh tế

TĐKTNN “có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế; tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế...[35]. Điểm qua tất cả tên gọi của các TĐKTNN chúng ta cũng có thể thấy được rằng, các Tập đoàn này nắm giữ hầu hết các ngành nghề sản xuất kinh doanh mang tính mũi nhọn, then chốt của nền kinh tế quốc dân như: khai thác dầu khí, than, khống sản, năng lượng, viễn thơng, hóa chất, cao su .... Nhiều năm qua,

phần lớn nguồn lực đất nước đã được tập trung tối đa cho những doanh nghiệp này. Đó là đặc quyền sản suất kinh doanh những ngành hoàn toàn thuộc độc quyền nhà nước, đặc biệt là đặc quyền khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản của quốc gia. Các sản phẩm của các TĐKTNN có tính chi phối căn bản đến tình hình thị trường của đất nước như: điện, than, xăng dầu, cao su, hóa chất…Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế trong nước và quốc tế, các TĐKTNN chưa đáp ứng được kỳ vọng của đất nước kể từ khi còn là các TCT 91 cho đến hiện nay.

Vị trí chủ đạo của các TĐKTNN cịn thể hiện qua quy mô tổ chức. Cụ thể, đây là những doanh nghiệp có số đơn vị thành viên rất lớn, có địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh trải rộng khơng chỉ trên khắp cả nước mà cịn vươn ra các nước trên thế giới. Ví dụ: Tập đồn Dầu khí đã ký hợp đồng, đầu tư và triển khai cơng tác tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí ở Malaysia và Angieri, ký thoả thuận và liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí ở Venezuela và Nga; Tập đồn Than và Khống sản cũng đã bắt đầu triển khai đầu tư ở Lào và Campuchia trong lĩnh vực khai thác và chế biến khống sản. Đặc biệt, các Tập đồn này chiếm giữ tỷ lệ lớn trong tổng số vốn nhà nước hiện có trong tất cả các doanh nghiệp nhà nước.

- Thứ hai, các TĐKTNN là lực lượng nòng cốt tạo nguồn thu lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước

Do có quy mơ lớn về cơ cấu tổ chức, vốn và tài sản; hoạt động sản xuất kinh doanh gần như độc quyền trong những ngành mũi nhọn, then chốt của nền kinh tế nên các TĐKTNN có sứ mệnh góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Mặc dù còn trong giai đoạn ổn định về mặt tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong những năm qua các ĐKTNN đã góp phần khơng nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị trong nước. Năm 2012, VNPT nộp ngân sách 7.500 tỷ đồng [154]. Đặc biệt trong thời gian qua, nhiều nước trên thế giới bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, thị trường lạm phát kéo dài, giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đồn Dầu khí vẫn đạt ở mức cao. Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam, đóng góp vào khoảng 30% GDP hằng năm [150]. Những đóng góp của các Tập đồn này góp phần quyết định vào việc giữ vững mức tăng trưởng của kinh tế đất nước trong năm qua.

- Thứ ba, các TĐKTNN thực hiện vai trò đầu tàu đi trước, mở đường, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển; là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế

Do nắm giữ hầu hết các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đất nước, các dự án đầu tư lớn phần lớn là tập trung ở các TĐKTNN nên các TĐKTNN cịn là cơng cụ để Chính phủ thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Các TĐKTNN là những

doanh nghiệp có quy mơ lớn nhất Việt Nam, có tiềm lực vốn và trình độ khoa học cơng nghệ cao so với các doanh nghiệp dân doanh. Trong cơ cấu tổ chức của mình bao gồm rất nhiều các doanh nghiệp là đơn vị thành viên có năng lực sản xuất kinh doanh vững mạnh. Cho nên, hoạt động của các TĐKTNN thường có tính đột phá, mở đường cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác phát triển không chỉ về mặt trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ mà còn cả vấn đề thị trường khu vực và thế giới. Các sản phẩm từ hoạt động sản xuất kinh doanh như: điện, than, xăng dầu, khí hóa lỏng, cao su.... của các Tập đoàn này chiếm tỷ trọng lớn và có vai trị chi phối thị trường nội địa. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng trong thời gian qua các TĐKT đã đảm bảo cân đối cung cầu, giữ ổn định giá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế, làm nịng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định trật tự, an ninh xã hội. Cụ thể, các TĐKTNN dã góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường và đã giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

Ngồi các vai trị trên, các TĐKTNN cịn có vai trị là nguồn cung ứng hàng hố, dịch vụ chính phục vụ cho đời sống của toàn dân, thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKTNN về tổng thể vẫn cịn thấp, thậm chí một số Tập đồn thua lỗ, gây thất thoát trầm trọng, làm giảm uy tín và để lại hình ảnh khơng tốt trong lịng người dân Việt Nam. Những thông tin, số liệu về các TĐKTNN được phản ánh đầy đủ thông qua hệ thống tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp này.

2.3. Thành phần, nội dung đ c th và giá trị của TLLT các TĐKTNN

2.3.1. Thành phần, nội dung của TLLT

Mặc dù các TĐKTNN đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng do được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các TCT 91, nên trong thành phần tài liệu của các Tập đồn cịn có cả tài liệu của các TCT 91 là doanh nghiệp tiền thân.

Bảng 2b: Khối lượng tài liệu hiện được bảo quản tại kho lưu trữ của các Công ty mẹ

Số TT Tập đoàn

Khối lƣợng tài liệu Đã chỉnh lý Chƣa chỉnh lý

1 Tập đồn Dầu khí Việt Nam 550 m 0 m

3 Tập đồn Bưu chính - Viễn thơng Việt Nam 3.000 m 0 m

4 Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 1.000 m 0 m

5 Tập đồn Hóa chất Việt Nam 250 m 0 m

6 Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam 378 m 170 m

7 Tập đoàn Dệt may Việt Nam 90 m 40

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ khảo sát thực tế và báo cáo thống kê công tác lưu trữ của các TĐKTNN)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)