Giải pháp tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các TĐKTNN trong tương lai khi hoàn thành tái cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 140 - 142)

- Giao nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử

4.2.5. Giải pháp tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các TĐKTNN trong tương lai khi hoàn thành tái cơ cấu

tương lai - khi hoàn thành tái cơ cấu

Trước tiên, không nên hiểu rằng tái cơ cấu là bắt buộc phải cổ phần hóa hoàn toàn các doanh nghiệp thuộc TĐKTNN. Tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, xóa bỏ sự bảo hộ của nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng chính là tái cơ cấu. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt Đề án tái cơ cấu cho từng TĐKTNN giai đoạn 2013 – 2015. Thực tế cho thấy, không có TĐ nào hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu theo Đề án đã được phê duyệt. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế trong nước, đặc biệt là hiệu quả hoạt động yếu kém của các TĐ do sự bảo hộ của nhà nước và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các TĐKTNN phải đẩy mạnh tái cơ cấu. Theo Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu tái cơ cấu DNNN là “ sẽ chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước then chốt ở một số ngành nhất định” [163]. Nhà nước kiên quyết thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa để đa dạng hóa quyền sở hữu các DNNN, huy động vốn của các thành phần kinh tế khác tham gia thị trường nhằm hình thành nền kinh tế thị trường, trong đó các doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng. Ví dụ: trong lĩnh vực viễn thông, quan điểm của nhiều nhà quản lý và nhà kinh tế cho rằng, chỉ cần giữ lại một doanh nghiệp nhà nước là Viettel. Nhà nước nên cổ phần hóa VNPT

và cần có thêm các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài tham gia thị trướng viễn thông thì mới có canh trạnh lành mạnh [164]. Từ đó có thể thấy rằng, trong tương lai, một số TĐKTNN sẽ bị thay thế bởi các TĐKT đa sở hữu. Nhà nước chỉ giữ lại một số TĐKT trọng yếu, có thể là các TĐ hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, điện, than - khoáng sản. Tất cả các yếu tố này đều tác động đến việc đề xuất giải pháp tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các TĐKT trong tương lai.

Từ các TĐKTNN như hiện tại, trong tương lai, có thể sẽ có hai loại hình TĐKT: thứ nhất, một số ít TĐ vẫn là TĐKTNN vì Công ty mẹ và một số doanh nghiệp thành viên do nhà nước vẫn sở hữu 100% vốn điều lệ; thứ hai, các TĐKTNN còn lại sẽ chuyển sang TĐKT đa sở hữu vì Công ty mẹ và tất cả doanh nghiệp thành viên đều được cổ phần hóa. Trước tiên cần khẳng định quyền quản lý của nhà nước đối với công tác lưu trữ và TLLT của tất cả các TĐKT không phân biệt loại hình, hình thức sở hữu. Đây chính là nguyên tắc tập trung thống nhất trong quản lý lưu trữ đã được Luật Lưu trữ 2011 quy định. Không nên duy trì cách nhìn nhận rằng, quản lý công tác lưu trữ của các Công ty mẹ đồng nghĩa với quản lý công tác lưu trữ của các TĐKTNN. Đồng thời, không nên quan niệm chỉ cần quản lý tài liệu của các DNNN thuộc TĐ và TLLT của các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn của nhà nước thấp là không có giá trị. Càng không nên áp đặt cách thức quản lý công tác lưu trữ của các TĐKT hiện nay và trong tương lai giống như đối với cơ quan quản lý nhà nước. Từ giải pháp tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các TĐKTNN trong giai đoạn hiện nay vừa nêu trên (chỉ dưới góc độ quản lý TLLT), chúng ta có thể dễ dàng xây dựng giải pháp quản lý công tác lưu trữ của các TĐKT trong tương lai.

- Đối với các TĐ vẫn còn TĐKTNN, có thể vận dụng giải pháp quản lý TLLT giống như đối với các TĐKTNN trong giai đoạn hiện nay đã được trình bày ở mục 4.2.1.

- Đối với các TĐKTNN đã chuyển sang sở hữu của đa thành phần kinh tế, nhà nước chỉ là cổ đông hoặc thành viên góp vốn trong Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên thì cách thức quản lý phải phù hợp với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới vì giải pháp quản lý đã được nêu ở mục 4.2.1. đối với các doanh nghiệp thành viên do nhà nước sở hữu vốn chi phối và không chi phối. Khi đó, Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ sẽ được xếp vào nhóm có thể vận dụng giải pháp quản lý đối với doanh nghiệp thành viên do Công ty mẹ sở hữu vốn chi phối và không chi phối. Điểm thay đổi đặc biệt ở chỗ Công ty mẹ (và có

thể một số doanh nghiệp thành viên 100% vốn nhà nước) không còn là nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, một phần TLLT của các doanh nghiệp này chắc chắn sẽ thuộc thành phần Phông lưu trữ quốc gia. Vì vậy, cơ quan quản lý không có thẩm quyền thu thập TLLT thuộc thành phần Phông lưu trữ quốc gia của Công ty mẹ vào lưu trữ lịch sử nếu không có sự đồng ý của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Theo đó, quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia càn được thực hiện theo cách thức quản lý tại nơi sản sinh ra tài liệu nhưng vẫn có thể đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất.

Trên cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý đã được hoàn thiện, cần phải đổi mới hình thức tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các TĐ. Những giải pháp này cần được thực hiện sao cho đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật lưu trữ nói riêng, hệ thống pháp luật quản lý hoạt động của các doanh nghiệp nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)