Giá trị, ý nghĩa của TLLT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 59 - 61)

- Về loại hình, TLLT của các TĐKTNN gồm tài liệu hành chính và tài liệu khoa học kỹ thuật (KHKT).

2.3.3. Giá trị, ý nghĩa của TLLT

- Ý nghĩa chính trị

Thứ nhất, TLLT của các TĐKTNN phản ánh chân thực đường lối, chính sách phát triển kinh tế của đất nước

Hệ thống tài liệu được hình thành và lưu trữ trong các doanh nghiệp đã phản ánh từng giai đoạn xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua. Từ mô hình các TCT 91, trong mấy năm qua đã hình thành các TĐKTNN là một bước chuyển đổi lớn không chỉ của chính bản thân các doanh nghiệp mà của cả nền kinh tế đất nước. Vì nắm giữ vị trí, vai trò quan trọng nên

thăng trầm của các TĐKTNN tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đất nước. Bên cạnh những đóng góp cần được ghi nhận, thời gian qua, nền kinh tế đất nước cũng phải trả giá cho những thất bại, thua lỗ, thất thoát của các doanh nghiệp này. Thua lỗ của Vinashin, Vinaline và thất thoát từ đầu tư dàn trải của nhiều Tập đoàn khác đã trở thành gánh nặng quá sức của nền kinh tế quốc gia. Đây chính là yếu tố cơ bản làm cho nền kinh tế đất nước bất ổn, buộc phải tái cơ cấu, trong đó các TĐKTNN là đối tượng ưu tiên số một. Tất cả những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển kinh tế qua từng thời kỳ đến thực tiễn hoạt động của các TĐKTNN được phản ánh đầy đủ qua TLLT hình thành trong quá trình hoạt động của các Tập đoàn. Cụ thể qua những tài liệu sau:

- Hồ sơ về xây dựng. sửa đổi, bổ sung, thay đổi các Luật về Doanh nghiệp; - Hồ sơ về đổi mới, sắp xếp DNNN;

- Hồ sơ thanh tra, kiểm toán các DNNN....

Thứ hai, TLLT của các TĐKTNN phản ánh chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua

Các TĐKTNN là đối tác chủ yếu trong các dự án liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, trong hoạt động xuất nhập khẩu, các TĐKTNN là các đầu mối chính, có số lượng hàng xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác như: dầu thô, sảm phẩm dệt may, cao su, than.... Theo website Bộ ngoại giao, hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với trên 180 quốc gia của tất cả các châu lục, trong có đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 10 quốc gia. Các mối quan hệ kinh tế ngày càng được phát triển sâu rộng và có quy mô lớn thông qua các dự án đầu tư hai chiều: doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Ví dụ: riêng trong lĩnh vực nghiên cứu, thăm dò, tìm kiếm, khai thác và chế biến dầu khí, Việt Nam là đối tác của rất nhiều TĐKT nước ngoài như: Nga, Malaysia, Cu ba, Venezuela, Indonesia, Thái Lan…

Trong lĩnh vực Viễn thông, Tập đoàn Viettel đã đầu tư thành công sang Lào với thương hiệu Unitel, làm thay đổi diện mạo viễn thông Haiti, đã và đang nghiên cứu đầu tư vào thị trường các nước Myanmar, Kenya, Venezuela, Tazania, Burkina Faso, Argentina, Cuba, swaziland….

Nếu có nhu cầu nghiên cứu về việc thực hiện đối chính sách ngoại kinh tế của Việt Nam trong thời gian quan, TLLT về hợp tác quốc tế, về các dự án đầu tư với nước ngoài... của một số TĐKTNN là một trong những nguồn cung cấp thông tin tin cậy, chính xác và đa dạng.

Thứ ba, TLLT của các TĐKTNN cung cấp thông tin cơ bản để hoạch định chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và kinh tế đất nước

Hoạch định là việc xác định mục tiêu và đưa ra các giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tận dụng cơ hội và ứng phó với những thách thức để thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế từ vi mô cho đến vĩ mô, các nhà hoạch định cần có thông tin chính xác để đưa ra những quyết định phù hợp. Trong đó, TLLT có thể cung cấp cho các nhà hoạch định những thông tin cấp một có giá trị và tính pháp lý cao. Do đó, TLLT của các TĐKTNN có thể cung cấp thông tin, giúp các nhà hoạch định đưa ra những quyết định thận trọng, chính xác, phù hợp với điều kiện đất nước và bối cảnh luôn thay đổi của thế giới.

Ví dụ: Các số liệu về kết quả hoạt động, đóng góp, tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, trong đó đóng vai trò chủ chốt là các TĐKTNN, có thể là một trong những căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Cụ thể. Về kinh tế, “phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD” [161].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)