Tổng quan về TĐKTNN Việt Nam 1 Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 41 - 43)

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trừ Tập đồn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) được hình thành từ việc chuyển đổi các TCT 90 (TCT thuộc Bộ Tài chính và TCT thuộc Bộ Quốc Phịng), phần lớn các TĐKTNN được hình thành trên cơ sở chuyển đổi các TCT 91. Vì vậy, lịch sử hình thành và phát triển của đa số các TĐKTNN gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các TCT 91.

Chủ trương về việc Việt Nam phải có những TĐKT ngang tầm với các TĐKT khác của thế giới đã được hình thành từ khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 91. Kể từ thời điểm đó, nhiều TCT 91 được thành lập và đi vào hoạt động, làm cơ sở cho việc hình thành các TĐKTNN hiện nay. TCT 91 là doanh nghiệp đặc biệt quan trọng, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý, điều hành quan trọng cũng như phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động. Toàn bộ vốn và tài sản của các TCT 91 thuộc sở hữu nhà nước. Các bộ quản lý ngành là đại diện chủ sở hữu vốn và tài sản của nhà nước tại các TCT 91 theo ủy quyền của Chính phủ. Các chức danh quản lý chủ chốt tại các TCT 91 do Thủ tướng Chỉnh phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ quản lý ngành.

Nhằm hiện thực chủ trương đã nêu trên, Đảng và Nhà nước đã tập trung ưu tiên, tạo nhiều điều kiện thuận lợi từ vốn đến các chính sách về ngành nghề kinh doanh, về thuế và quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nhà nước nói chung, các TCT 91 nói riêng. Tuy nhiên, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này không như kỳ vọng. Một số TCT 91 đã biến những ưu tiên của Nhà nước thành thế độc quyền trên thị trường, tạo nên

những bất bình đẳng trong mơi trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Một số TCT làm ăn thua lỗ, gây hao hụt vốn của Nhà nước. Thực tế cho thấy, TCT 91 là cơ quan quản lý nhà nước cấp trung gian, không trực tiếp sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ chính là nhận, quản lý và điều động vốn của Nhà nước đối với các đơn vị thành viên. Việc nhanh chóng thí điểm hình thành các TĐKTNN cũng nhằm khắc phục thực tế cơ chế hoạt động kém hiệu quả của các TCT 91.

Trước tình hình đó, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 24/9/2001 Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX “Về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Kiên quyết điều chỉnh cơ cấu để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu; ...đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn.....Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác” [1, 7].

Sự ra đời của Tập đồn Bưu chính - Viễn thơng Việt Nam năm 2006 đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong sự phát triển của các TCT 91. Tiếp sau, Thủ tướng Chính phủ lần lượt ký các Quyết định phê duyệt đề án hình thành nhiều Tập đồn khác. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 08 Tập đồn hình thành trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các TCT 91. Tuy nhiên, thực tế chỉ còn 07 TĐKTNN đang hoạt động vì VINASHIN đã bị giải thể do làm ăn thua lỗ. Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, “hầu hết các Tập đồn, tổng cơng ty nhà nước làm ăn có lãi, vốn chủ sở hữu được bảo tồn và phát triển, đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng.” [157]. Thực tế, hiệu quả và sức cạnh tranh của các TĐKTNN chưa cao, chưa tương xứng với những ưu đãi về nguồn lực và những lợi thế khác. Nhiều TĐKTNN dù năng lực tài chính cịn hạn chế, thiếu vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chính nhưng vẫn thực hiện đầu tư dàn trải, gây thua lỗ, thất thoát vốn của nhà nước. Việc tập trung nguồn lực quá lớn vào các Tập đồn trong lúc chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu đã và sẽ cịn tạo cơ hội cho tham nhũng, lãng phí. Từ những lý do trên, tại Hội nghị sơ kết mơ hình TĐKTNN tổ chức ngày 9/12/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ tạm dừng việc thí điểm thành lập mới TĐKTNN. Đồng thời khẩn trương lập đề án tái cơ cấu các TĐKTNN đã được thí điểm thành lập theo chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn. Trong các năm 2012, 2013, 2014 Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt ban hành các quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu các TĐKTNN giai đoạn 2012 - 2015. Mục tiêu của tái cơ cấu là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, kiên trì xây dựng các TĐKTNN mạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao. Giải pháp thực

hiện tái cấu trúc các TĐKTNN là đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ, rút vốn kinh doanh ngồi ngành nghề chính, giải thể hoặc chuyển giao những doanh nghiệp thua lỗ kéo dài…

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)