Nghĩa khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 61 - 63)

+ Do quy mô lớn, tiềm lực kinh tế mạnh, có vị trí, vai trị đặt biệt trong nền kinh tế đất nước nên hoạt động khoa học - công nghệ của các TĐKTNN có vai trị quan trọng đối với sự phát triển khoa học - công nghệ của đất nước. Chính phủ đã đầu tư thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ của các TĐKTNN. Sự ra đời và hoạt động của các Viện nghiên cứu, các trường đại học như: Viện Dầu khí Việt Nam, trường Đại học Dầu khí của PVN; trường Đại học Điện lực của EVN; Viện Khoa học Công nghệ mỏ, Viện Cơ khí năng lượng và mỏ của VINACOMIN, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam của VRG, ... đã chứng minh cho điều này. Kết quả nghiên cứu của các đơn vị này được đưa ra ứng dụng vào thực tế hoạt động sản xuất của các đơn vị thành viên và hoạt động đào tạo của các trường đại học, cao đẳng thuộc Công ty mẹ. Tài liệu phản ánh quá trình ứng dụng khoa học vào sản xuất có thể quay về phục vụ cho việc nghiên cứu, nâng cấp, cải tiến, sáng tạo ra những quy trình, thiết bị, máy móc mới. Cho nên, nếu biết tổ chức khai thác sử dụng, TLLT của các TĐKTNN sẽ đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự nghiệp phát triển khoa học - kỹ thuật - cơng nghệ của chính các Tập đồn và cho nền khoa học - công nghệ đất nước.

+ Thơng qua việc nghiên cứu các tài liệu về bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, kỹ thuật dịch vụ đã được chuyển giao, áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tác nước ngồi, các nhà khoa học trẻ nước ta có thể cải tiến, sáng tạo nên khoa học công nghệ của riêng mình. Bên cạnh đó, TLLT khoa học kỹ thuật hình thành từ chính hoạt

động sản xuất của Tập đoàn là cơ sở để các nhà khoa học nghiên cứu, từ đó cải tiến nhằm nâng cao, nâng cấp các cơng trình, thiết bị, rút ngắn thời gian, kinh phí đầu tư.

Ví dụ: Ngày 10/9/2011 Giàn khoan tự nâng 90m Tam Đảo 03 - Giàn khoan tự nâng đầu tiên theo tiêu chuẩn quốc tế do Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí thuộc Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chế tạo đã được hạ thủy thành công. Sự kiện này đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước có khả năng thiết kế, chế tạo giàn khoan tự nâng dầu khí [149].

Hay, ngày 20/01/2012, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 104/QĐ-CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm cơng trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoid trước Đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam” của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu chế tạo các sản phẩm này, TLLT của PVN đã có đóng góp thiết thực [146].

- Giá trị kinh tế

TLLT có thể cung cấp nguồn thơng tin đầy đủ, kịp thời, chính xác và mang tính chủ động để ban hành các quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu các Tập đoàn biết khai thác sử dụng giá trị tiềm năng có trong TLLT của mình. Trong thực tế, các sản phẩm công nghệ cao được nghiên cứu, thiết kế và sản suất trên cơ sở nâng cấp, cải tiến tính năng của các sản phẩm thế hệ trước thông qua TLLT. Những thành tựu khoa học - công nghệ được phát triển trên cơ sở TLLT đã rút ngắn thời gian nghiên cứu, giảm chi phí đầu tư và nhanh được đưa vào ứng dụng, khai thác sử dụng đã đem lại hiệu quả kinh tế cho Tập đoàn và cho quốc gia. Trên thế giới, các Tập đoàn Samsung, Appe, Honda, Sony… đã và đang rất thành công trên thị trường thế giới bằng lối đi này. Những ví dụ về việc sử dụng TLLT để phát triển khoa học - công nghệ cũng là những minh chứng cho việc TLLT có thể mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp và cho đất nước.

Với hàng nghìn báo cáo về cơng tác tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí cùng với nhiều mẫu vật và tài liệu khoa học kỹ thuật khác, PAC không chỉ phục vụ cho nhu cầu của chính Tập đồn và nhiều doanh nghiệp khác mà còn phục vụ khai thác, sử dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2013, PAC đã phục vụ 28 lần đồn nhà thầu nước ngồi tới tìm hiểu tài liệu các lơ mở phục vụ cho việc thu hút đầu tư nước ngồi vào tìm kiếm thăm dị dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam [101]. Quan trọng hơn, nhờ tài liệu đang được bảo quản tại PAC, các nhà khoa học thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học phục vụ cơng tác thăm dị và khai thác dầu khí, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho Tập đoàn và cho quốc gia.

Tương tự, tài liệu khoa học kỹ thuật được sử dụng để tu bổ, sửa chữa...trong quá trình vận hành các cơng trình, dự án, tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức mang

lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ví dụ: Năm 2012, trong quá trình vận hành, các chuyên gia phát hiện sự cố lỗi kỹ thuật liên quan đến khớp nối giãn nở nhiệt trên đường xả khí CO thuộc thiết bị CO-BOILER của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Theo đó, nhà thầu Technip dự định đặt mua thiết bị, phụ tùng liên quan đưa từ Nhật Bản để thay thế thiết bị hỏng hóc. Sau 50 ngày nghiên cứu TLLT, các lỗi kỹ thuật đã được các kỹ sư của Cơng ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn cùng các chuyên gia của Technip xử lý thành công và đi vào hoạt động trở lại với công suất đạt 100%. Sự cố kỹ thuật sớm được khắc phục giúp khơng chỉ tiết kiệm chi phí từ việc mua thiết bị (thường là rất lớn) mà còn đảm bảo nhà máy hoạt động ổn định trong thời gian ngắn, đảm bảo sản lượng sản phẩm đáp ứng thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các tập đoàn kinh tế việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)