0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 107 -110 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung công tác tự chủ tài chính của trường Đại học Công

3.4.2. Hạn chế, nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

Một là, CBVC vẫn quen cơ chế bao cấp, chưa thực sự hiểu và có trách

nhiệm cao trong công tác tìm kiếm, khai thác nguồn thu, mang tâm lý dùng “tiền chùa” nên chưa thực sự có ý thức tiết kiệm. Phần lớn cán bộ viên chức Nhà trường vẫn còn tâm lý ỷ lại trông chờ vào nguồn kinh phí NSNN cấp. Hạn chế này bắt nguồn từ công tác tuyên truyền, của nhà trường về nội dung của nghị định 43/ 2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 chưa đầy đủ, thường xuyên và có hiệu quả.

Hai là, tuy nguồn thu của các đơn vị đã tăng nhưng tỷ lệ chưa cao. Đặc

chứng tỏ Nhà trường chưa khai thác triệt để nguồn thu này. Dù đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhưng đơn vị vẫn chưa quen với tư duy mới, đó là hiện nay, hoạt động sự nghiệp giáo dục có tính chất tương tự như hoạt động sản xuất kinh doanh, đều phải cân nhắc, tính toán đến hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, bộ máy quản lý tài chính còn thiếu, còn yếu và vẫn theo nếp tư duy cũ, chưa tham mưu cố vấn cho thủ trưởng đơn vị được những chính sách quản lý tài chính thực sự hiệu quả, chưa có sự năng động nhạy bén để tìm kiếm các nguồn thu mới. Học phí vẫn là nguồn thu chủ yếu của của Nhà trường trong khi định mức thu học phí hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy và nghiên cứu theo quy trình đào tạo chất lượng cao của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Hơn nữa, quy định để lại 40% nguồn thu của đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương khiến cho các trường vẫn bị bó buộc trong việc sử dụng nguồn thu của mình.

Ba là, tuy được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện

nhiệm vụ nhưng trường chưa thể thực hiện tự chủ hoàn toàn vì công tác đào tạo vẫn do tổng cục dạy nghề quản lý chương trình giảng dạy. Điều này làm cho Nhà trường không tạo được bản sắc, thương hiệu riêng của mình, một yếu tố rất quan trọng để cạnh tranh trên thị trường giáo dục mở hiện nay. Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tự chủ tài chính của đơn vị.

Bốn là, chế độ tiền lương vượt giờ của giáo viên còn mang tính bình

quân cào bằng, việc chi trả thu thập tăng thêm không đáp ứng được nguyên tắc người lao động nào có hiệu quả công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu nhập, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn.

Năm là, về quy chế chi tiêu nội bộ còn nhiều mục chưa quy định cụ thể,

rõ ràng chi tiết về nội dung chi, mức chi (như còn ghi thực hiện theo chế độ hiện hành hoặc do thủ trưởng đơn vị quyết định hoặc còn ở mức từ bao nhiêu đến bao nhiêu...) nguyên nhân do quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng trên cơ sở quyết định 43/2006/NĐ- CP và thông tư 71/2006/TT- BTC và căn cứ vào tình

hình hoạt động thực tế của đơn vị. Ví dụ chế độ trả tiền vượt giờ tùy thuộc vào nguồn kinh phí của nhà trường dao động từ 40.000 đồng/1tiết đến 55.000 đồng/1tiết.

Sáu là, công tác quản lý tài sản thực hiện chưa tốt, đặc biệt là trách

nhiệm của cá nhân trong việc này chưa thực sự tự giác. Đây là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề nên số lượng tài sản lớn nhiều loại máy móc thiết bị thực hành dù đã được giao về cho từng khoa quản lý, nhưng chưa có quy định trách nhiệm đền bù đối với hỏng hóc mất mát.

3.4.2.2. Nguyên nhân

Bên cạnh những mặt tích cực và kết quả đạt được cơ chế tự chủ tài chính vẫn còn có những mặt tồn tại và cần phải khắc phục và tiếp tục đổi mới ở cả cấp độ vĩ mô quản lý nhà nước, bản thân Đại học Công nghiệp Việt trì. Cụ thể:

Thứ nhất, các quy định về thu, quản lý và sử dụng học phí chưa phù

hợp với cơ chế TCTC, cơ chế cải cách tiền lương, rất khó khăn khi thực hiện các tỷ lệ chi theo quy định. Định mức thu học phí hiện hành không đáp ứng được yêu cầu tăng cường CSVC, điều kiện giảng dạy và học tập theo quy trình đào tạo chất lượng cao ở trường Đại học công nghiệp Việt Trì.

Thứ hai, bộ máy tổ chức quản lý tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ

tài chính kế toán của Nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu khi chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, chưa thực hiện đầy đủ chức năng tham mưu về tài chính cho cán bộ lãnh đạo của nhà trường.

Thứ ba, một số chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực GD - ĐT không

còn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi đặc biệt là chế độ thu học phí và việc khống chế chỉ tiêu tuyển sinh đối với các hình thức đào tạo. Mặc dù, hiện nay Nhà trường đều áp dụng mức thu học phí cao nhất trong khung học phí do nhà nước quy định nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, số lượng tuyển sinh của Nhà trường khá là bị động, chỉ được thực hiện trong một giới hạn nhất định giữa các hệ đào tạo, những nguyên nhân này dẫn đến hạn chế nguồn thu sự nghiệp của Nhà trường.

Thứ tư, so với chiến lược phát triển quy mô đào tạo của Nhà trường thì

số lượng giảng viên hiện nay vẫn còn thiếu và yếu do còn trẻ không có kinh nghiệm. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giảng dạy, khả năng mở rộng và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ đó, hạn chế việc tăng các nguồn thu trong tương lai của trường Đại học công nghiệp Việt Trì.

Thứ năm, tính tự chủ trong việc khai thác nguồn thu của Nhà trường

còn gặp nhiều hạn chế. Nhà trường vẫn chưa chủ động mở rộng các quan hệ hợp tác với bên ngoài để tăng nguồn thu từ hợp tác chuyển giao nghiên cứu khoa học và công nghệ,...

Thứ sáu, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành còn thiếu

đồng bộ khiến cho việc định ra mức thu học phí và phương thức thức thu chưa hợp lý.Vấn đề xã hội hóa giáo dục đã được đề cập đến nhưng chưa được cụ thể hóa bằng văn bản pháp luật nên chưa tạo được hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng nguồn tài chính huy động được một cách có hiệu quả.

Thứ bảy, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy, biên chế vẫn bị giới hạn bởi thang bảng lương, ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước nên khó khăn trong việc thu hút và giữ chân những cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tự chủ các khoản chi thường xuyên, tự quyết định trong việc đưa ra các định mức chi thường xuyên nhưng trong khuôn khổ và định mức của Nhà nước.


Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 107 -110 )

×