0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Bảng tổng hợp nội dung chi cơ cấu chi giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 72 -74 )

Đvt: Triệu đồng

TT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 2017/ 2015 I Chi thực hiện quyền tự chủ 43.653 88,7 46.017 84,5 43.000 85,41 105,4 93,4 98,5 1 Chi hoạt động thường xuyên 43.653 100,0 46.017 100,0 43.000 100,0 105,4 93,4 98,5 II Chi không thực hiện tự chủ 5.574 11,3 8.425 15,5 7.260 14,59 151,1 86,2 130,2 1 Chi sự nghiệp khoa học 180 3,2 240 2,8 500 6,9 133,3 208,3 277,8

2 Chi đào tạo lại 85 1,5 50 0.6 60 0,8 58,8 120,0 70,6

3

Chi sửa chữa mua sắm trang

thiết bị tài sản

4.360 78,2 7.450 88,4 6.000 82,6 170,9 80,5 137,6

4

Chi thực hiện tinh giản biên

chế

949 17,0 685 8,1 700 9,6 72,2 102,2 73,8

Tổng (I+II) 49.227 100 54.442 100 50.260 100 110,6 92,3 102,1

(Nguồn: Phòng KH-TC, ĐH Công nghiệp Việt Trì, 2015 - 2017)

Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổng chi tác giả nhận thấy rằng năm 2015 - 2017 cơ cấu chi sửa chữa, mua sắm trang thiết bị luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong thời gian qua để cạnh tranh với các trường trên địa bàn, Nhà trường đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tăng tương ứng mới đáp ứng đủ nhu cầu cho người học, tăng vị thế và sức hút của Nhà trường đối với xã hội.

Qua nghiên cứu các bảng 3.6 trên ta nhận thấy quy mô chi tăng đều hàng năm, sự gia tăng quy mô chi thường xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp là hợp lý vì chức năng nhiệm vụ của trường đều tăng qua các năm, quy mô đào tạo ngày càng mở rộng.

Có thể nhận thấy tổng chi của Nhà trường qua 3 năm 2015 - 2017, có sự biến đổi rõ rệt và có xu hướng không đều. Cụ thể năm 2016 tổng chi tăng 10,6% so với năm 2015, nhưng bước sang năm 2017 thì con số này đã giảm

đi là 8,6% so với năm 2016. Về cơ cấu trong tổng chi thì chi thực hiện quyền tự chủ chiếm tỷ trọng rất lớn, qua các năm đều chiếm trên 85% trong tổng chi của Nhà trường.

Trong những năm qua, quy mô HSSV của Nhà trường có xu hướng tăng lên rõ rệt nên nguồn thu được từ học phí cũng tăng lên tương ứng. Cho nên việc chi trả thu nhập nói chung và thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị cũng đáp ứng được một phần nào. Bên cạnh đó nguồn thu đó vẫn chưa thể đáp ứng hết được hoạt động của Nhà trường. Do vậy nguyên tắc đặt ra khi nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường là người lao động có trình độ cao, hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Cụ thể với tiền tăng giờ: Nhà trường phân phối tiền lương tăng thêm cho giảng viên chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, người nào có số năm công tác nhiều, hệ số lương cao đơn giá tiền lương tăng giờ cũng cao hơn và ngược lại mà chưa quan tâm đến trình độ giảng viên Cử nhân, Thạc sỹ, hay Tiến sỹ. Với đơn giá tính này không khuyến khích được giảng viên học tập nâng cao trình độ.

3.2.4.1. Quản lý chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp

Nhà trường sử dụng nguồn kinh phí từ Ngân sách cấp hàng năm để chi cho các nội dung sau:

* Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ bao gồm: 1. Chi hoạt động GD - ĐT:

- Chi con người

- Chi quản lý hành chính

- Chi khác theo chức năng nhiệm vụ 2. Chi cho hoạt động dịch vụ:

* Các khoản chi không thực hiện quyền tự chủ: 1. Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ 2. Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

3. Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị

4. Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ đơn vị được lấy chủ yếu từ nguồn thu sự nghiệp, đây là nguồn phục vụ chi thường xuyên của đơn vị được sử dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ. Có thể thấy tình hình quản lý và sử dụng các khoản chi của đơn vị qua bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 72 -74 )

×