Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác tự chủ tài chính của trường Đại học Công
3.2.3. Thực trạng quản lý và khai thác nguồn thu
Nguồn thu của ĐH Công nghiệp Việt Trì chủ yếu từ các nguồn sau: - Nguồn ngân sách nhà nước cấp: Kinh phí hoạt động thường xuyên; Kinh phí cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường; Kinh phí cho chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản; Kinh phí không thường xuyên (cấp theo nhiệm vụ chi).
- Nguồn kinh phí thu sự nghiệp: Thu học phí các hệ chính quy, không chính quy, liên kết đào tạo quốc tế, lệ phí tuyển sinh, phí ký túc xá, học phí ngắn hạn…
Thu sự nghiệp khác: Thu từ đầu tư của các tổ chức các nhân trong và ngoài nước, chuyển giao khoa học công nghệ, liên doanh liên kết, các dự án viện trợ ODA, các khoản tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế.
Như vậy nguồn thu của trường ĐH Công nghiệp Việt Trì được hình thành một phần từ kinh phí ngân sách nhà nước cấp và một phần từ thu sự nghiệp từ các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho xã hội và thu khác, trong đó nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp vẫn giữ vai trò quan trọng.
Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2015 - 2017 và nỗ lực của nhà trường trong việc sử dụng nguồn tài chính ngân sách cấp, nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện công tác tự chủ tài chính tại trường ĐH Công nghiệp Việt Trì.
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp nguồn thu của ĐH Công nghiệp Việt Trì giai đoạn 2015 - 2017 Đvt: Triệu đồng S T T Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 2017/ 2015 I Kinh phí ngân sách nhà nước cấp 22.492 45,7 25.131 46,2 21.090 96,83 111,73 83,92 93,77 96,83 1 Kinh phí hoạt động thường xuyên 16.918 75,22 16.706 66,48 14.000 90,97 98,75 83,80 82,75 90,97 2 Kinh phí không thường xuyên 5.574 24,78 8.425 33,52 7.000 112,06 151,15 83,09 125,58 112,06 II Thu hoạt động sự nghiệp, hoạt động SXKD 26.735 54,3 29.311 53,8 29.000 104,15 109,64 98,94 108,47 104,15 1 Học phí, lệ phí 24.290 90,85 25.096 85,62 25.000 101,45 103,32 99,62 102,92 101,45 2 Nguồn khác 2.445 9,15 4.215 14,38 4.000 127,91 172,39 94,90 163,6 127,91 Tổng cộng (I+II) 49.227 100 54.442 100 50.212 100 100,99 92,23 102 100,99
Qua nghiên cứu nội dung thu của trường ĐH Công nghiệp Việt Trì giai đoạn 2015 - 2017, ta thấy tổng số thu được qua các năm đều có xu hướng biến động không đều, lúc tăng lúc giảm. Cụ thể: năm 2016 tăng 10,59% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 thì tỷ lệ này lại giảm đi 7,77% so với năm 2016, điều đó cho ta thấy rằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp có xu hướng giảm dần trong một vài năm trở lại đây. Một phần là do quy mô giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường có xu hướng giảm cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó thì trong tổng số kinh phí NSNN cấp thì kinh phí NSNN cấp cho kinh phí chi thường xuyên có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng giảm đi so với các năm trước. Điều đó cho thấy chủ trương đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo của nhà nước, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho trường trong việc tự chủ tài chính.
Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và đảm bảo công bằng trong giáo dục; thực hiện chế độ học bổng, học phí và hỗ trợ học tập ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học.
3.2.3.1. Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp
* Nguồn kinh phí hoạt động bao gồm:
- Loại kinh phí thường xuyên, cấp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, kinh phí miễn giảm theo nghị định 74/2013/NĐ-CP, quyết định 66/2013/QĐ-TTg
- Kinh phí không thường xuyên: Sự nghiệp khoa học (Loại 370-371); Sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức (Loại 490-504); Kinh phí tinh giản biên chế (Nghị định 108/2014/NĐ-CP)
* Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản:
Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp ta nhận thấy tỷ trọng kinh phí NSNN cấp cho sự nghiệp khoa học công nghệ, chương trình mục tiêu, kinh phí đào tạo lại vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ lệ tăng hàng năm là rất thấp, không đáng kể. Sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh phí NSNN cấp cho Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học
công lập nói chung có nguyên nhân bắt nguồn từ hai phía. Về phía các trường chưa thực sự chủ động trong phát triển sự nghiệp khoa học công nghệ, có các đề án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Do vậy việc tìm kiếm và khai thác nguồn vốn NSNN cấp cho nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn ít, thậm chí còn trông chờ vào sự cấp phát của cấp trên; Về phía nhà nước cũng chưa có cơ chế linh hoạt, minh bạch và sự tin cậy vào các cơ sở giáo dục để kích thích các cơ sở giáo dục đại học phát triển sự nghiệp khoa học công nghệ và có các đề án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu giai đoạn 2015 - 2017 và nỗ lực của trường trong việc gia tăng nguồn thu tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, thiết lập các biểu đồ phân tích, đánh giá thực trạng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có thu giai đoạn 2015 - 2017 tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2015 - 2017
Đvt: Triệu đồng
TT Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc
độ PTBQ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 2017/ 2015 1 Kinh phí thường xuyên 16.918 75,2 16.706 66,5 14.000 66,4 98,7 83,8 82,8 90,9 2 Kinh phí không thường xuyên 5.574 24,8 8.425 33,5 7.000 33,6 151,1 83,1 125,6 112,1 - Kinh phí sự nghiệp KH 2.787 50,0 4.633 55,0 3.710 53,0 166,2 80,1 133,1 115,4 - Kinh phí đào tạo lại 558 10,0 507 6,0 630 9,0 90,9 124,3 112,9 106,3 - Kinh phí theo nghị định 108 2.229 40,0 3.285 39,0 2.660 38,0 147,4 81,0 119,3 109,2 Tổng cộng (1+2) 22.492 100 25.131 100 21.090 100 111,7 83,9 93,8 96,8
Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và đảm bảo công bằng trong giáo dục; thực hiện chế độ học bổng, học phí và hỗ trợ học tập ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học.
Nghiên cứu về cơ cấu kinh phí NSNN cấp ta thấy tỷ trọng kinh phí NSNN cấp năm 2016 so với năm 2015 tăng 11,7% trong đó kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên giảm đi 1,3%; năm 2017 so với năm 2016 tăng 16,1% trong đó kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên giảm đi 16,2%. Qua nghiên cứu cơ cấu kinh phí ngân sách cấp hàng năm ta thấy tỷ lệ ngân sách cấp có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây, tuy có tăng nhưng chỉ tăng duy nhất vào năm 2016 đến năm 2017 lại giảm xuống đáng kể. Do không được cấp kinh phí chương trình mục tiêu, kinh phí thường xuyên năm 2016 và 2017 cũng tăng thấp hơn năm 2015 và 2017 là do nhà nước thắt chặt chi tiêu, phân bổ dự toán cho các đơn vị sự nghiệp giảm từ 10 đến 15% và giao cho đơn vị tiết kiệm 10% chi tiêu công. Kinh phí không thường xuyên, kinh phí đào tạo cán bộ cấp theo từng nhiệm vụ chi, kinh phí sự nghiệp khoa học những năm 2016 tăng cao so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 lại giảm mạnh so với năm 2016. Điều đó chứng tỏ nhà trường thực sự chủ động trong việc phát triển khoa học công nghệ, công tác nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài khoa học được đánh giá có tính ứng dụng cao, tăng cường khai thác nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, nghiên cứu về dự án công nghệ sinh học, giảng dạy kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo đơn đặt hàng của Bộ Công thương, viết giáo trình theo chương trình khung theo đơn đặt hàng của Tổng cục dạy nghề. Trường Đại học công nghiệp Việt Trì là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần chi phí, do vậy kinh phí nhà nước cấp cho chi hoạt động chưa đủ để chi lương và các khoản có tính chất lương. Theo quy định nhà trường phải chi 40% số thu học phí để chi trả tiền lương và các khoản có tính
chất lương, do vậy nhà trường rất chú trọng trong công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng theo từng ngành học, ngoài chỉ tiêu được giao hàng năm Nhà trường tăng cường đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ chuyên môn theo nhu cầu của các nhà máy, xí nghiệp, các tổng Công ty với các chuyên ngành như công nghiệp chế biến đường, rượu, bia, nước giải khát, kỹ thuật sản xuất chè, thuốc lá.
3.2.3.2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD
Thu học phí các loại hệ đào tạo, các loại hình đào tạo tập trung và không tập trung. Là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, học phí là nguồn thu quan trọng nhất, nhà trường thu học phí căn cứ vào các quy định tại nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục hệ thống giáo dục quốc dân. Từ năm học 2015-2016 nhà trường thực hiện thu học phí theo nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó hàng năm khi xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách, nhà trường căn cứ vào số học sinh, sinh viên hiện theo học, số học sinh, sinh viên sẽ tuyển mới, số học sinh sinh viên được miễn giảm, mức thu cho một học sinh sinh viên/tháng để lên kế hoạch thu.
Thu lệ phí tuyển sinh các loại hình đào tạo: Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Nhà trường thu lệ phí tuyển sinh theo thông tư số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010 của liên bộ Tài chính, bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ; Thông tư số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 08/03/2013 của liên bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010.
Thu sự nghiệp khác: Thu tiền ký túc xá, thu tiền tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, đào tạo ngắn hạn.
Thu hoạt động dịch vụ: Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ, thực tập kết hợp sản xuất, đào tạo liên kết, du học vừa học vừa làm,… Nhà trường liên kết đào tạo với các công ty để đào tạo kỹ thuật viên cho các công ty, các khoản thu của hoạt động này được thỏa thuận thông qua hợp đồng đào tạo.
Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu giai đoạn 2015 - 2017 và nỗ lực của trường trong việc gia tăng nguồn thu tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, đánh giá thực trạng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có thu giai đoạn 2015 - 2017 tại Trường Đại học công nghiệp Việt Trì cụ thể như sau:
Bảng 3.4. Tổng hợp nguồn thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 Đvt: Triệu đồng S T T Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 2017/ 2015 1 Học phí, lệ phí 24.290 90,8 25.096 95,0 25.000 86,2 103,3 99,6 102,9 101,5 2 Thu sự nghiệp khác 2.445 9,2 4.215 5,0 4.000 13,8 172,4 0,4 163,6 127,9 3 Tổng cộng 26.735 100 29.311 100 29.000 100 109,6 99,6 108,5 104,1
(Nguồn: Phòng KH-TC, ĐH Công nghiệp Việt Trì, 2015 - 2017)
Qua nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu thu và phân tích sự biến động mức thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2015 - 2017 qua bảng số liệu 3.4 trên tại Trường Đại học công nghiệp Việt Trì, tác giả nhận thấy rằng tổng số thu từ hoạt động sự nghiệp có thu qua các năm của giai đoạn 2015 - 2017 đều có xu hướng biến động tăng lên so với năm trước nhưng tăng
không đáng kể; cụ thể năm 2017 lại có xu hướng giảm so với năm 2016 là 0,4%. Điều đó chứng minh quy mô hoạt động của đơn vị ngày càng tăng về số lượng và chất lượng trong năm 2016 nhưng đến năm 2017 lại có xu hướng giảm nhẹ, cụ thể quy mô hoạt động sự nghiệp có thu năm 2017 tăng hơn so với năm 2015 là 2.265 triệu đồng (tỷ lệ tăng bình quân là 4,1%).
Căn cứ bảng 3.4, ta nhận thấy mặc dù nguồn thu học phí, lệ phí năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ trọng thu sự nghiệp khác cũng chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng thu. Nhà trường chưa tận dụng được các nguồn thu liên kết đào tạo với nước ngoài, thu tăng cường cơ sở vật chất, tiếng Anh, tin học để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học ngày càng hiện đại.
Khi xem xét đóng góp của hoạt động thực tập kết hợp sản xuất và hoạt động dịch vụ trong tổng thu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, mặc dù doanh thu đều tăng hàng năm điều này cũng do nguyên nhân khách quan đem lại là một số chính sách của nhà nước thay đổi như Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định đào tạo liên thông hệ cao đẳng, đại học làm hạn chế đào tạo liên kết giữa nhà trường và các học viện, trường đại học trong toàn quốc. Tuy nhiên để mở rộng hoạt động dịch vụ, thực tập kết hợp sản xuất nhà trường cần có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển hoạt động này.
Điều đáng chú ý là tổng số thu từ học phí thì tỷ trọng thu học phí khối Đại học ngày càng chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó tỷ trọng học phí khối trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật và hệ cao đẳng giảm dần. Điều đó cho thấy vị thế, uy tín thương hiệu của trường ngày càng được nâng cao.
Bảng 3.5. Quy mô đào tạo HSSV giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị: Số HSSV
Hệ đào tạo Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 2017/ 2015 Tổng số HS, SV 5.257 5.294 5.737 107,0 108,4 109,1 104,5 Đại học Chính quy 3.026 3.145 3.204 103,9 101,9 105,9 102,9 Vừa làm vừa học 0 0 27 - - - - Văn bằng 2 0 8 23 - 287,5 - - Liên thông 423 665 831 157,2 125,0 196,5 140,2 Cao đẳng Chính quy 476 186 177 39,1 95,2 37,2 61,0 Liên thông TC - CĐ 18 1 0 5,6 0 0 0 TCCN Chính quy 236 158 93 67,0 58,9 39,4 62,8 Sơ cấp nghề, ngắn hạn 1.326 1.314 1.289 99,1 98,1 97,2 98,6
(Nguồn: Phòng Đào tạo, ĐH Công nghiệp Việt Trì, 2015 - 2017)