0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Cơ chế chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 94 -96 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính của

3.3.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước

Trong quá trình thực hiện có sự thay đổi về chủ trương chính sách tài chính ảnh hưởng đên công tác tự chủ tài chính của Nhà trường, các chế độ chính sách không đồng bộ ảnh hưởng lớn tự chủ tài chính, sự thay đổi của chính sách thu học phí ảnh hưởng rất lớn đến trường, cơ chế tự chủ tài chính cho phép nhà trường tự chủ khai thác các nguồn thu sự nghiệp nhằm mục đích tăng nguồn thu nhưng quy định mức học phí ảnh hưởng lớn đên nguồn thu từ học phí. Các chính sách ban hành ảnh hưởng đến tình hình sử dụng các khoản chi, vì mọi khoản chi tiêu đều được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội, khi có sự thay đổi chính sách, nội dung liên quan trong quy chế chi tiêu thay đổi theo, làm ảnh hưởng đến nguồn chi. Chính sách thu học phí của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cũng có sự đổi mới theo hướng tạo sự chủ động cho các đơn vị giáo dục. Cụ thể, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 cũng đã phần nào khắc phục hạn chế về mức học phí không phù hợp với mặt bằng giá cả. Chính sách học phí đã xác định trên nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học. Học phí đối với giáo dục đại học công

lập chương trình đại trà được căn cứ vào khung quy định của Nhà nước; Đồng thời, có tính đến đặc điểm, yêu cầu phát triển từng ngành, hình thức đào tạo và hoàn cảnh học của sinh viên. Ngay cả cơ chế cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí cũng đã được xem xét chỉnh sửa hợp lý, để các đối tượng này đóng học phí đầy đủ cho nhà trường. Điều này, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước về chính sách xã hội, khắc phục hạn chế các đơn vị giáo dục đại học công lập phải thực hiện miễn, giảm học phí như trước đây. Ngoài ra, chính sách cũng đã mở rộng đối tượng được miễn học phí là những sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo,...

Có thể nói nếu cơ chế chính sách của Nhà trường tốt thì có thể thu hút được số lượng sinh viên và các tổ chức bên ngoài tham gia vào liên kết với Nhà trường. Khi số lượng đó tăng lên thì nguồn thu của Nhà trường cũng tăng lên tương ứng, Nhà trường sẽ có những nguồn lực tài chính để tăng đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực... để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục của Nhà trường. Với việc trao quyền tự chủ tài chính, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì sẽ có điều kiện để tăng thu, tiết kiệm chi, có nguồn lực nâng cao đời sống, thu nhập của giảng viên, tạo động lực để họ tích cực lao động nâng cao chất lượng đào tạo.

Bảng 3.10. Khảo sát về cơ chế chính sách của Nhà nước

Nội dung Tần suất Tỉ lệ (%) Cộng (%)

Rất không phù hợp 80 45,7 45,7 Không phù hợp 48 27,4 73,1 Trung bình 24 13,7 86,8 Phù hợp 15 8,6 95,4 Rất phù hợp 8 4,6 100 Tổng cộng 175 100,0

Tỉ lệ cho thấy cơ chế chính sách là một trong những yếu tố ít ảnh hưởng đối với công tác tự chủ tài chính tại đơn vị với 128 phiếu không phù hợp và rất không phù hợp chiếm 73,1% những người được khảo sát cho rằng hiện nay cơ chế chính sách chưa thực sự phù hợp và cũng không ảnh hưởng nhiều đối với việc tự chủ tài chính của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 94 -96 )

×