Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp việt trì (Trang 69 - 92)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4.Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính

3.2. Thực trạng công tác tự chủ tài chính của trường Đại học Công

3.2.4.Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính

Nội dung chi của trường Đại học công nghiệp Việt Trì nếu phân loại theo quy định về quyền tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính, bao gồm hai nội dung chi cơ bản đó là các khoản chi được thực hiện quyền tự chủ và các khoản chi không được thực hiện quyền tự chủ:

Thứ nhất: Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ, bao gồm:

1. Chi hoạt động thường xuyên: - Chi cho con người

- Chi quản lý hành chính - Chi nghiệp vụ chuyên môn

- Chi khác theo chức năng nhiệm vụ

Thứ hai: Các khoản chi không thực hiện quyền tự chủ, bao gồm:

1. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ.

2. Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. 3. Chi thực hiện tinh giảm biên chế.

4. Chi đào tạo lại.

5. Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị. 6. Chi dự án công nghệ sinh học.

* Tổ chức lập dự toán chi:

Hàng năm cùng với việc lập dự toán các khoản thu, Đại học công nghiệp Việt Trì tiến hành lập dự toán cho các khoản chi trong năm của đơn vị. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao; nhiệm vụ được giao năm kế hoạch, các khoản thu, nhiệm vụ chi năm trước và các văn bản hướng dẫn.

Dự toán chi hàng năm được lập cho các nội dung: * Chi thường xuyên bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ nhiệm vụ giáo dục đào tạo. - Chi các hoạt động phục vụ thu phí, lệ phí.

- Chi phục vụ các hoạt động dịch vụ, thu khác.

Trong dự toán chi thường xuyên phải chi tiết đến các mục chi như: + Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp và các khoản có tính chất lương.

+ Dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, chi phí thuê mướn, hội nghị, công tác phí, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

+ Các khoản chi mua hàng hoá, vật tư chuyên môn như: Vật tư phục vụ thực hành, hoá chất phục vụ thí nghiệm, giáo trình, tài liệu,...

+ Chi sửa chữa lớn tài sản cố định.

+ Các khoản chi khác trong đó có việc trích lập các quỹ; Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Mức trích lập các quỹ trên do hiệu trưởng quyết định và được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ.

* Chi không thường xuyên bao gồm:

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ. + Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Xây mới, sửa chữa, cải tạo nhà làm việc, nhà lớp học.

* Chi thực hiện chương trình dự án; Dự án Công nghệ sinh học.

Trong năm nếu có phát sinh các khoản chi ngoài dự toán, trường lập dự toán điều chỉnh gửi Vụ Tài chính Kế toán - Bộ Công thương xin điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Công tác lập dự toán các khoản chi được lập đồng thời với dự toán các khoản thu, theo phân tích trên phần lập dự toán các khoản thu, kinh phí ngân sách nhà nước giao cho trường để thực hiện chế độ tự chủ nhưng nguồn kinh phí này thường không đáp ứng chi thường xuyên mà chủ yếu để chi lương, phụ cấp và nhu cầu tối thiểu của chi thường xuyên nên việc trích lập các quỹ và trả thu nhập tăng thêm cho người lao động còn hạn chế.

Công tác lập dự toán các khoản chi được lập đồng thời với dự toán các khoản thu, theo phân tích trên phần lập dự toán các khoản thu, kinh phí NSNN giao cho Trường để thực hiện chế độ tự chủ được căn cứ trên định mức số lượng HSSV chính quy nên số kinh phí này thường không đáp ứng chi thường xuyên mà chủ yếu để chi lương, phụ cấp và nhu cầu tối thiểu của chi thường xuyên, nên việc trích lập các quỹ và trả thu nhập tăng thêm cho người lao động còn hạn chế. Số kinh phí thiếu thường được bổ sung từ nguồn thu sự nghiệp. Có thể thấy được thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi thực hiện quyền tự chủ giai đoạn 2015 - 2017 qua bảng sau:

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp nội dung chi cơ cấu chi giai đoạn 2015 - 2017

Đvt: Triệu đồng

TT Nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 2017/ 2015 I Chi thực hiện quyền tự chủ 43.653 88,7 46.017 84,5 43.000 85,41 105,4 93,4 98,5 1 Chi hoạt động thường xuyên 43.653 100,0 46.017 100,0 43.000 100,0 105,4 93,4 98,5 II Chi không thực hiện tự chủ 5.574 11,3 8.425 15,5 7.260 14,59 151,1 86,2 130,2 1 Chi sự nghiệp khoa học 180 3,2 240 2,8 500 6,9 133,3 208,3 277,8

2 Chi đào tạo lại 85 1,5 50 0.6 60 0,8 58,8 120,0 70,6

3

Chi sửa chữa mua sắm trang

thiết bị tài sản

4.360 78,2 7.450 88,4 6.000 82,6 170,9 80,5 137,6

4

Chi thực hiện tinh giản biên

chế

949 17,0 685 8,1 700 9,6 72,2 102,2 73,8

Tổng (I+II) 49.227 100 54.442 100 50.260 100 110,6 92,3 102,1

(Nguồn: Phòng KH-TC, ĐH Công nghiệp Việt Trì, 2015 - 2017)

Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổng chi tác giả nhận thấy rằng năm 2015 - 2017 cơ cấu chi sửa chữa, mua sắm trang thiết bị luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong thời gian qua để cạnh tranh với các trường trên địa bàn, Nhà trường đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tăng tương ứng mới đáp ứng đủ nhu cầu cho người học, tăng vị thế và sức hút của Nhà trường đối với xã hội.

Qua nghiên cứu các bảng 3.6 trên ta nhận thấy quy mô chi tăng đều hàng năm, sự gia tăng quy mô chi thường xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp là hợp lý vì chức năng nhiệm vụ của trường đều tăng qua các năm, quy mô đào tạo ngày càng mở rộng.

Có thể nhận thấy tổng chi của Nhà trường qua 3 năm 2015 - 2017, có sự biến đổi rõ rệt và có xu hướng không đều. Cụ thể năm 2016 tổng chi tăng 10,6% so với năm 2015, nhưng bước sang năm 2017 thì con số này đã giảm

đi là 8,6% so với năm 2016. Về cơ cấu trong tổng chi thì chi thực hiện quyền tự chủ chiếm tỷ trọng rất lớn, qua các năm đều chiếm trên 85% trong tổng chi của Nhà trường.

Trong những năm qua, quy mô HSSV của Nhà trường có xu hướng tăng lên rõ rệt nên nguồn thu được từ học phí cũng tăng lên tương ứng. Cho nên việc chi trả thu nhập nói chung và thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị cũng đáp ứng được một phần nào. Bên cạnh đó nguồn thu đó vẫn chưa thể đáp ứng hết được hoạt động của Nhà trường. Do vậy nguyên tắc đặt ra khi nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường là người lao động có trình độ cao, hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Cụ thể với tiền tăng giờ: Nhà trường phân phối tiền lương tăng thêm cho giảng viên chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, người nào có số năm công tác nhiều, hệ số lương cao đơn giá tiền lương tăng giờ cũng cao hơn và ngược lại mà chưa quan tâm đến trình độ giảng viên Cử nhân, Thạc sỹ, hay Tiến sỹ. Với đơn giá tính này không khuyến khích được giảng viên học tập nâng cao trình độ.

3.2.4.1. Quản lý chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp

Nhà trường sử dụng nguồn kinh phí từ Ngân sách cấp hàng năm để chi cho các nội dung sau:

* Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ bao gồm: 1. Chi hoạt động GD - ĐT:

- Chi con người

- Chi quản lý hành chính

- Chi khác theo chức năng nhiệm vụ 2. Chi cho hoạt động dịch vụ:

* Các khoản chi không thực hiện quyền tự chủ: 1. Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ 2. Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

3. Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị

4. Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ đơn vị được lấy chủ yếu từ nguồn thu sự nghiệp, đây là nguồn phục vụ chi thường xuyên của đơn vị được sử dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ. Có thể thấy tình hình quản lý và sử dụng các khoản chi của đơn vị qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.7. Cơ cấu chi từ nguồn NSNN cấp năm 2015- 2017

Đvt: Triệu đồng

TT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) 1 Chi thực hiện quyền tự chủ 7.587 100 8.725 100 7.128 100

- Chi hoạt động GD-ĐT 7.443 98,1 8.577 98,3 7.000 98,2 - Chi hoạt động dịch vụ 144 1,9 148 1,7 128 1,8

2 Chi thực hiện không tự chủ 14.905 100 16.406 100 13.962 100

- Sự nghiệp khoa học, công nghệ 5.291 35,5 4.774 29,1 8.140 58,3 - Chi thực hiện chương trình mục

tiêu quốc gia 4.322 29 11.632 70,9 5.822 41,7 - Chi đầu tư XDCB 5.292 35,5

Tổng cộng 22.492 100 25.131 100 21.090 100

(Nguồn: Phòng KH-TC, ĐH Công nghiệp Việt Trì, 2015 - 2017)

Qua bảng 3.7 thấy được cơ cấu chi của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, các khoản chi được tự chủ tài chính biến động không đều qua 3 năm, sự thu hẹp về quy mô chi được tự chủ vì số lượng cán bộ ngày càng có xu hướng giảm rõ rệt. Có thể thấy số lượng cán bộ giảng viên có dấu hiệu sụt giảm qua 3 năm, năm 2015 tổng số CBVC là 325 người năm 2017 xuống còn 310 người. Chi thường xuyên cho hoạt động GD - ĐT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của đơn vị là hợp lý. Mặc dù tỷ lệ chi được quyền tự chủ năm sau giảm hơn năm trước nhưng là hợp lý vì có một số khoản chi trường thực hiện khoán chi nên đã tiết kiệm được chi. Chi hoạt động dịch vụ chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tổng chi được tự chủ vì hoạt động cung ứng dịch vụ của trường phát triển chưa mạnh nguồn thu từ dịch vụ này còn thấp.

Chi không được quyền tự chủ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi, phần chi này đơn vị không được phép tự chủ hoàn toàn phụ thuộc cấp trên, đơn vị chỉ thực hiện.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016, 2017 không phát sinh do Nhà trường năm 2016, 2017 không được cấp kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Để thấy rõ các khoản chi được tự chủ tài chính, đi vào xem xét chi tiết tình hình chi thường xuyên qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.8. Tình hình các mục chi GD-ĐT của Nhà trường giai đoạn 2015 - 2017

Đvt: Triệu đồng

TT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I Chi cho con người 3.492 4.245 3.717

1 Tiền lương 2.732 36,7 3.328 38,8 2.975 42,5 2 Phụ cấp lương 313 4,2 343 4 280 4 3 Học bổng HSSV 30 0,4 51 0,6 7 0,1 4 Các khoản đóng góp 246 3,3 257 3 238 3,4 5 Các khoản thanh toán cá nhân 171 2,3 266 3,1 217 3,1

II Chi quản lý hành chính 745 874 707

1 Thanh toán dịch vụ công cộng 201 2,7 274 3,2 217 3,1 2 Vật tư văn phòng 60 0,8 103 1,2 77 1,1 3 Thông tin tuyên truyền liên lạc 82 1,1 77 0,9 63 0,9

4 Hội nghị 37 0,5 43 0,5 35 0,5

5 Công tác phí 15 0,2 17 0,2 14 0,2 6 Chi thuê mướn 127 1,7 171 2 154 2,2 7 Sửa chữa thường xuyên 223 3 189 2,2 147 2,1

III Chi nghiệp vụ chuyên môn 1.563 1.715 1.372

1 Chi nghiệp vụ chuyên môn 1.563 21 1.715 20 1.372 19,6

IV Chi khác 1.643 1.743 1.204

1 Chi cho công tác Đảng 30 0,4 34 0,4 35 0,5 2 Chi lập các quỹ 893 12 1.004 11,7 679 9,7

3 Mua đầu tư TSVH 9 0,1 14 0,2

4 Mua sắm TSCĐ 720 9,7 696 8,1 476 6,6

Tổng cộng 7.443 100,0 8.577 100,0 7.000 100,0

Từ bảng số liệu 3.8 chi hoạt động GD - ĐT ta phân tích theo nhóm:

Thứ nhất: Nhóm chi cho con người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh phí dành cho chi tiền lương và phụ cấp lương, chiếm tỷ lệ cao là chưa hợp lý vì phần lớn kinh phí ngân sách cấp chỉ để phục vụ trả lương đã ảnh hưởng đến kinh phí cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất,... Riêng tiền lương năm 2015 chiếm 36,7%, năm 2016 chiếm 38,8%, năm 2017 chiếm 42,5%. Tiền lương được trả theo lương ngạch bậc của từng cá nhân xếp theo thang bậc lương của nhà nước. Khoản chi lương và phụ cấp lương năm sau tăng cao hơn năm trước, có sự gia tăng về tiền lương là do các nguyên nhân sau: Quy mô đào tạo ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ nhân viên tăng, do nhà nước thực hiện tăng lương cơ bản lên 1.300.000 đồng/1tháng. Bậc lương định kỳ của cán bộ viên chức đến định kỳ tăng. Ngoài phần lương theo ngạch bậc theo quy định, từ tháng 5/2011 áp dụng trả phụ cấp thâm niên giáo dục bằng nguồn kinh phí NSNN cấp. Các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên quỹ tiền lương của đơn vị nên sự gia tăng của tiền lương ngạch bậc và phụ cấp lương kéo theo sự gia tăng các khoản đóng góp là trên 3% .

Thanh toán học bổng HSSV năm 2016 tăng 21 triệu đồng so với năm 2015, năm 2017 giảm từ 44 triệu đồng năm 2016, do năm 2017 thay đổi chế độ học bổng, trước đây học sinh sinh viên đạt loại khá trở lên là được nhận học bổng, năm 2017 do ngân sách hạn hẹp nên sinh viên đạt loại giỏi trở lên mới nhận được học bổng. Số học sinh nhận học bổng tính bằng = 10% tổng số học sinh trong mỗi lớp.

Các khoản thanh toán cá nhân như thanh toán thu nhập vượt giờ năm sau tăng cao hơn năm trước là do số lượng HSSV tăng kéo theo số lớp học tăng trong khi đó đội ngũ giảng viên tăng chưa đáp ứng đủ, do chương trình đào tạo một số ngành cho thay đổi số tiết học các ngành tăng vì vậy số giờ vượt định mức của giảng viên tăng. Tuy nhiên chế độ trả thu nhập tăng giờ

cho người lao động còn mang tính bình quân cào bằng, không đáp ứng được nguyên tắc đặt ra của nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho trường, cụ thể với tiền tăng giờ, nhà trường phân phối tiền lương tăng thêm dựa vào số giờ tăng thêm, mức chi trả cho một giờ định mức còn quá thấp so với mặt bằng chung của các trường, trả chế độ trả thu nhập tăng giờ của Trường chưa quan tâm đến trình độ giảng viên là cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ hay tiến sỹ, điều này chưa thực sự khuyến khích được đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ.

Thứ hai: Nhóm chi quản lý hành chính

Nhóm chi quản lý hành chính gồm: Thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, chi thuê mướn, sửa chữa thường xuyên. Các khoản chi hành chính chiếm tỷ lệ nhỏ là hợp lý. Chi quản lý hành chính đã có sự chuyển biến khi thực hiện tự chủ tài chính. Tổng số chi hành chính của trường có biến động không đều qua 3 năm. Năm 2016 tăng 17,3% so với năm 2015, năm 2017 giảm 19,1% so với năm 2016. Nhìn vào cơ cấu chi của các khoản mục vẫn có những khoản chi lớn chưa thực sự tiết kiệm. Chi dịch vụ công cộng chủ yếu là chi cho tiền điện, xăng dầu xe năm 2015 chiếm 2,7%; năm 2016 chiếm 3,2%; năm 2017 chiếm 3,1%. Chủ yếu là do tiền điện chưa được khoán tới các đơn vị, ý thức tiết kiệm điện của cán bộ, sinh viên còn chưa cao. Chi thông tin liên lạc đã giảm năm 2015 chiếm 1,1%; năm 2016, 2017 chiếm 0,9% chủ yếu là do thực hiện khoán tiền điện thoại cho các đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ. Chi hội nghị hội thảo chiếm 0,5% qua các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp việt trì (Trang 69 - 92)