Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung công tác tự chủ tài chính của trường Đại học Công
3.4.3. Phân tích SWOT công tác tự chủ tài chính của Nhà trường
3.4.3.1. Điểm mạnh
- Về đào tạo: Đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với hình thức đào tạo phong phú, trong đó lĩnh vực hóa học là thế mạnh và mũi nhọn. Đã chuyển đổi hiệu quả từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Đã có trên 60 năm đào tạo nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực hóa học. Nhiều cựu học sinh và sinh viên đã và đang giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước. Đã duy trì
sự phù hợp giữa quy mô đào tạo với các điều kiện đảm bảo chất lượng (đội ngũ GV, cơ sở vật chất, khả năng tổ chức quản lý...).
- Về đội ngũ giảng viên: đáp ứng nhu cầu đào tạo, số giảng viên có trình độ ThS, TS tốt nghiệp ở nước ngoài ngày càng nhiều và là nhân tố quan trọng để kết nối các hoạt động HTQT trong đào tạo và nghiên cứu.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: đáp ứng quy mô đào tạo và nhu cầu nghiên cứu ứng dụng KHCN trong các lĩnh vực hóa học, công nghệ sinh học và môi trường, kế toán, công nghệ thông tin, điện, cơ khí. Cơ sở vật chất phục vụ nội trú, thể thao, văn hóa về cơ bản đáp ứng nhu cầu của SV.
- Về công tác NCKH: Đã NC thành công và chuyển giao nhiều sản phẩm KHCN, đặc biệt trong lĩnh vực hóa học.
3.4.3.2. Điểm yếu
- Về đào tạo: Chương trình đào tạo chưa thực sự tiếp cận với những tiến bộ khoa học - công nghệ và hội nhập, thiếu trang bị kỹ năng mềm, chưa phát huy năng lực tự học và tính sáng tạo của người học. Chưa có chương trình đạt chuẩn khu vực và chưa có nhiều chương trình có tính cạnh tranh cao. Tin học hóa quản lý đào tạo và sinh viên chưa đáp ứng các yêu cầu đào tạo tín chỉ. Sự gắn kết giữa đào tạo với các hoạt động chuyên môn của Khoa và Bộ môn còn yếu.
- Năng lực hội nhập quốc tế của Nhà trường trong đào tạo và KHCN chưa đáp ứng yêu cầu. Chiến lược hoạt động KHCN và HTQT chưa được định kỳ điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
- Công tác đảm bảo chất lượng đào tạo (bao gồm cơ chế, chính sách, bộ máy, con người) đã được đầu tư nhưng chưa hiệu quả. Dịch vụ tư vấn/hỗ trợ SV chưa đầy đủ và hiệu quả. Việc điều tra khảo sát để thu thập thông tin về chất lượng đào tạo từ các nhà tuyển dụng và cựu SV chưa được chú ý đúng mức.
- Về đội ngũ: Năng lực nghiên cứu và giảng dạy của một bộ phận GV còn hạn chế. Số lượng GS/PGS còn rất ít. Tỷ lệ GV có trình độ TS chưa đạt chuẩn quy định. Số GV có khả năng giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ chưa nhiều. Chưa có nhiều chuyên gia có uy tín để tổ chức đào tạo, NCKH,
CGCN, dịch vụ KHCN và bồi dưỡng giảng viên trẻ. Chưa có nhiều GV có năng lực kết nối, hợp tác trong nước và nước ngoài. Trình độ ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp quốc tế còn yếu. Một bộ phận viên chức quản lý còn thiếu chuyên nghiệp, chưa thực sự coi sinh viên là đối tượng được phục vụ.
- Về công tác NCKH: chưa trở thành nhu cầu thực sự của GV. Tỷ lệ GV chủ trì đề tài NCKH trên tổng số GV còn thấp. Phần lớn CBVC vẫn còn nặng tư duy bao cấp trong các hoạt động KHCN. Chưa thu hút được nhiều SVtham gia các hoạt động KHCN. Chưa khai thác được lợi thế của một trường đại học đa ngành để tổ chức các nhóm nghiên cứu liên ngành và hợp tác đối ngoại, trước hết trong lĩnh vực hóa học. Chưa có nhiều kinh nghiệm và năng lực đủ mạnh để tham gia đấu thầu các nhiệm vụ KHCN trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế. Có ít đề tài nghiên cứu được ứng dụng trong thực tế và có sản phẩm được thương mại hóa.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trang thiết bị thực tập, thực hành chưa đồng bộ và chưa được khai thác có hiệu quả. Một số thiết bị thí nghiệm, thực hành hiện đại thiếu người đủ khả năng sử dụng và thiếu kinh phí vận hành. Cơ sở và điều kiện lưu trú cho khách quốc tế còn thiếu.
- Thư viện chưa có nhiều dữ liệu và tạp chí chuyên ngành nước ngoài có uy tín để phục vụ đào tạo và NCKH. Mối liên kết với các Thư viện ngoài trường chưa đa dạng và hiệu quả. Hệ thống mạng nội bộ chưa ổn định. Trang web chưa hoàn thiện cả về nội dung và hình thức.
- Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích GV, SV tích cực quan hệ, kết nối và tìm kiếm các dự án trong và ngoài nước. Chưa xây dựng được nhiều hợp tác bền vững và hiệu quả với các địa phương, trường, viện NC, doanh nghiệp... Hoạt động quảng bá Trường chưa phát huy hiệu quả.
3.4.3.3. Cơ hội
- Hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng.
- Luật GD đại học đang từng bước giao quyền tự chủ cho trường đại học. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020, Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ 2011-2020.
- Sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN, Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan ở TW, địa phương.
- Kinh tế - xã hội tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nhu cầu của xã hội về các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng, về nguồn nhân lực có trình độ cao, kỹ năng giỏi trong hoạt động nghề nghiệp ngày càng tăng và đa dạng.
- Nhu cầu của người học muốn được đào tạo theo các chương trình chất lượng cao trong nước ngày càng tăng.
- Mối liên kết giữa trường đại học với địa phương và doanh nghiệp có xu hướng tăng.
3.4.3.4. Thách thức
- Nhà trường đóng trên địa bàn vùng Tây Bắc, khu kinh tế chậm phát triển, địa thế và giao thông ít thuận lợi, do đó công tác tuyển sinh và việc huy động các nguồn vốn xã hội gặp nhiều khó khăn mặc dù đã có sự đầu tư, kế hoạch và giải pháp cụ thể.
- Trong những năm gần đây, Nhà trường đã nhận được sự quan tâm của cấp trên về đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo và NCKH, tuy nhiên với định hướng phát triển thành trường Đại học Ứng dụng thì vẫn còn nghèo nàn về các trang thiết bị phục vụ công tác thực hành, thực tập và NCKH, do đó phần nào hạn chế tới chất lượng, kể cả nguồn thu của Nhà trường.
- Một bộ phận cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong Nhà trường chưa nhận thức đầy đủ nội dung, mục đích và yêu cầu về tự chủ tài chính, có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, của Nhà trường, ngại thay đổi, e ngại động chạm đến những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực…
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp còn hạn chế, các dự án đầu tư tối đa được nhà nước cho từ 30 đến 50%, còn lại nhà trường phải tự bỏ kinh phí, từ khi thành lập đến nay, nhà trường chưa có dự án quốc tế nào đầu tư.
- Nhà trường đào tạo chủ yếu khối ngành kỹ thuật công nghệ nên chương trình học khó thu hút sinh viên, chi phí đào tạo lại lớn.
- Mặc dù nhà trường đã có nhiều giải pháp để thu hút nhân tài (giảng viên có trình độ tiến sĩ, sinh viên giỏi) về trường công tác nhưng rất khó khăn. Việc bồi dưỡng đội ngũ chủ yếu do tự thực hiện, hàng năm chi từ 500 đến 600 triệu cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Là trường cao đẳng, mới nâng cấp lên đại học được 7 năm, kinh nghiệm trong đào tạo đại học còn ít, đầu tư của nhà nước còn ít nên còn nhiều khó khăn.
- Trước những khó khăn, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, kiên quyết. Nhà trường đã tập trung nâng cao chất lượng dạy, học, tăng cường chuẩn đầu ra để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động, tăng cường quan hệ với các doanh nghiệp để tìm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy trình độ tiến sĩ, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị thí nghiệm, thực hành hiện đại để giảng viên và sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học.
Bảng 3.18. Phân tích ma trận SWOT
SWOT
CƠ HỘI (O):
- Hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. - Kinh tế - xã hội tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông.
THÁCH THỨC (T):
- Nhà trường đóng trên địa bàn vùng Tây Bắc, khu kinh tế chậm phát triển, địa thế và giao thông ít thuận lợi. - Một bộ phận cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong Nhà trường chưa nhận thức đầy đủ nội dung, mục đích và yêu cầu về tự chủ tài chính.
- Nhu cầu của người học muốn được đào tạo theo các chương trình chất lượng cao trong nước ngày càng tăng. - Mối liên kết giữa trường đại học với địa phương và
- Là trường cao đẳng, mới nâng cấp lên đại học được 7 năm, kinh nghiệm trong đào tạo đại học còn ít, đầu tư của nhà nước còn ít nên còn nhiều khó khăn.
doanh nghiệp có xu hướng tăng.
- Mặc dù nhà trường đã có nhiều giải pháp để thu hút nhân tài (giảng viên có trình độ tiến sĩ, sinh viên giỏi) về trường công tác nhưng rất khó khăn.
ĐIỂM MẠNH (S):
- Đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với hình thức đào tạo phong phú, trong đó lĩnh vực hóa học là thế mạnh và mũi nhọn.
- Số giảng viên có trình độ ThS, TS tốt nghiệp ở nước ngoài ngày càng nhiều. - Đã nghiên cứu thành công và chuyển giao nhiều sản phẩm KHCN, đặc biệt trong lĩnh vực hóa học.
Các chiến lược SO:
- Chiến lược phát triển các ngành mũi nhọn mà xã hội đang có nhu cầu và quan tâm.
- Chiến lược thu hút các nhân tài có trình độ cao về làm việc như: có chế độ đãi ngộ tốt, thu nhập cao, bố trí các công việc phù hợp với năng lực chuyên môn,… - Chiến lược liên kết các trường đại học trong cùng lĩnh vực để có những công trình nghiên cứu đa dạng và phong phú hơn.
Các chiến lược ST:
- Tận dụng các điểm mạnh về số lượng giảng viên tốt nghiệp ở nước ngoài về công tác tại Trường để thu hút thêm các giảng viên có trình độ cao.
ĐIỂM YẾU (W):
- Chương trình đào tạo chưa thực sự tiếp cận với những tiến bộ khoa học - công nghệ và hội nhập.
- Công tác đảm bảo chất lượng đào tạo (bao gồm cơ chế, chính sách, bộ máy, con người) đã được đầu tư nhưng chưa hiệu quả. - Năng lực nghiên cứu và giảng dạy của một bộ phận GV còn hạn chế.
- Trang thiết bị thực tập, thực hành chưa đồng bộ và chưa được khai thác có hiệu quả.
- Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích GV, SV tích cực quan hệ, kết nối và tìm kiếm các dự án trong và ngoài nước.
Các chiến lược WO:
- Tổ chức chương trình hội thảo cho đội ngũ cán bộ, giảng viên về công cuộc cách mạng của hội nhập. - Tổ chức tập huấn, đưa các cán bộ, giảng viên đi học hỏi ở các trường ở địa phương để học hỏi kinh nghiệm. - Mua mới các máy móc, thiết bị thực tập, thực hành cần thiết.
Các chiến lược WT:
- Có kế hoạch thu hút thêm nguồn nhân sự có chất lượng cao
- Nâng cao hiệu quả nhận thức của CBVC về công tác tự chủ tài chính.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ