0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 50 -50 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tự chủ về tài chính:

- Chỉ tiêu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên: Mức tự bảo đảm chi

phí hoạt động thường xuyên của đơn vị (%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x 100 Tổng số chi hoạt động thường xuyên

1. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.

+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.

2. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%.

3. Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.

+ Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu. - Chỉ tiêu tổng thu thường xuyên:

+ Kinh phí ngân sách cấp

+ Thu sự nghiệp: Thu học phí, Lệ phí tuyển sinh, Thu hoạt động dịch vụ, Thu sự nghiệp khác

- Chỉ tiêu tổng chi thường xuyên: + Chi sự nghiệp GD-ĐT

+ Chi hoạt động dịch vụ

- Chi tiêu chi không thường xuyên: + Chi nghiên cứu khoa học

+ Chi chương trình mục tiêu

*Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn nhân lực, trình độ học vấn:

+ Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực qua các năm. + Trình độ học vấn.

*Chỉ tiêu phản ánh tổng quỹ lương, quy đổi tiêu chuẩn giờ giảng, coi thi, chấm thi, chế độ học tập:

+ Tổng quỹ lương. + Tiêu chuẩn giờ giảng. + Định mức coi thi chấm thi.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ 3.1. Giới thiệu chung về Đại học Công nghiệp Việt Trì

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương, được thành lập ngày 20 tháng 01 năm 2011 theo Quyết định số 126/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Hóa chất, tiền thân là Trường Kỹ thuật Trung cấp II thành lập ngày 25 tháng 06 năm 1956.

Nhà trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và các trình độ thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội của đất nước.

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã đào tạo được trên 90 ngàn cán bộ kỹ thuật bậc cử nhân, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhà trường luôn giữ vững là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và có uy tín với các doanh nghiệp sản xuất cũng như các cơ quan sử dụng lao động trong nước.

Để định hướng phát triển Nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, cuối năm 2016, Nhà trường đã thành lập Ban xây dựng chiến lược phát triển trường Đại học Công nghiệp Việt Trì giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển đến năm 2025 và tiến hành soạn thảo, thảo luận chi tiết và sau đó tổ chức lấy ý kiến của các nhà giáo, nhà khoa học của Hội đồng Khoa học - Đào tạo Trường để hoàn chỉnh kế hoạch chiến lược.

3.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển

3.1.2.1. Tầm nhìn

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì sẽ trở thành trường đại học đa ngành, định hướng ứng dụng, có uy tín và chất lượng ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong nước và khu vực.

3.1.2.2. Sứ mạng

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, các dịch vụ giáo dục và sản phẩm khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3.1.2.3. Mục tiêu phát triển a. Mục tiêu chung

Giữ vững, nâng cao chất lượng đào tạo và các điều kiện phục vụ; Hướng tới xây dựng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trở thành trường đại học đạt chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt các tiêu chí hội nhập khu vực.

b. Mục tiêu cụ thể

1. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ, tiếp cận trình độ tiến tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đáp ứng với nguồn nhân lực có trình độ Đại học và sau Đại học.

2. Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập.

3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hóa các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập và thực hành thực tập.

4. Mở rộng hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường, viện nghiên cứu và cơ sở sản xuất ở cả trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

5. Cung cấp các cơ hội học tập tốt, đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội ở bậc Đại học và sau Đại học.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, viên chức

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì thường xuyên được rà soát, sắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện thực tế, đảm phù hợp với tiêu chuẩn qui định hiện hành theo Điều lệ của trường Đại học.

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường thời điểm năm 2010 gồm có 20 đơn vị trực thuộc, gồm: 08 phòng, 09 khoa, 02 trung tâm và 01 trạm. Đến thời điểm năm 2017, có 26 đơn vị trực thuộc, gồm: 09 phòng, 09 khoa, 02 ban, 04 trung tâm, 01 bộ môn và 01 trạm.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường ĐH Công nghiệp Việt Trì

BAN GIÁM HIỆU

CÁC PHÒNG, BAN CÁC KHOA, BM CÁC TRUNG TÂM,

TRẠM

Phòng Đào tạo Khoa CN Hóa học TT ƯDKT Phân tích

Phòng TC-HC Phòng KH-CN Phòng TC-KT Phòng TT &ĐBCLĐT Phòng TS & QHVDN Phòng Quản trị Phòng Khảo thí Phòng CTCT&QLSV Phòng Đào tạo Khoa KT Phân tích

Khoa CN Môi trường

Khoa Cơ khí

Khoa Điện

Khoa Kinh tế

Khoa CN Thông tin

Khoa Ngoại ngữ

Khoa KH Cơ bản

BM Lý luận chính trị

TT Thông tin thư viện

TT Ngoại ngữ - Tin học

TT Dịch vụ và PVSV

Trạm Y tế

Ban QL Dự án

3.1.3.2. Về đội ngũ cán bộ, viên chức

Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Tổng số cán bộ, viên chức của Trường đến năm 2017 là 338 người, trong đó có 32 tiến sĩ, 230 thạc sỹ. Đội ngũ giảng viên có 282 người, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 92,9%.

Mặc dù Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, song để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, lãnh đạo Nhà trường đã tập trung chỉ đạo ưu tiên kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đặc biệt là giảng viên; xây dựng các chế độ chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ. Hiện nay, Trường đang có 41 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh (NCS), 20 người đang học cao học trong và ngoài nước. Số lượng cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ có xu hướng tăng trong những năm gần đây:

Bảng 3.1. Thống kê cán bộ, giảng viên đi làm NCS, học cao học

ĐVT: người

Năm học Số CB, GV đi làm NCS, học cao học Ghi chú

Cao học NCS 2012 - 2013 26 2 2013 - 2014 22 2 2014 - 2015 16 3 2015 - 2016 13 3 2016 - 2017 22 4 2017 - 2018 27 5

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, ĐH Công nghiệp Việt Trì)

Đồng thời, để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường còn mời các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ các trường Đại học, Học viện có uy tín tham gia giảng dạy. Ngoài ra, Trường còn cử nhiều lượt cán bộ, giảng viên đi khảo

sát thực tế, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiên tiến tại các cơ sở sản xuất trong nước và ngoài nước; thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên qua các khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn như: Phương pháp giảng dạy đại học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, ngoại ngữ, tin học,... Đến nay, cơ bản cán bộ, giảng viên đạt chuẩn theo quy định.

3.2. Thực trạng công tác tự chủ tài chính của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì nghiệp Việt Trì

3.2.1. Sự hình thành cơ chế tự chủ tài chính tại trường ĐH Công nghiệp Việt Trì Việt Trì

Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì thuộc Bộ Công Thương, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ Bộ Công Thương giao, nhà trường đã thực hiện tự chủ tài chính theo luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước, quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và nay thay thế bằng nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đây là cơ sở để thực hiện công tác tự chủ tài chính theo đặc điểm của đơn vị là một đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động chi thường xuyên.

Khi thực hiện tự chủ tài chính, nhà trường xây dựng phương án tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính gửi Bộ Công Thương phê duyệt. Trên cơ sở phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các trường trong Bộ, Bộ Công Thương tổng hợp dự toán thu-chi ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài Chính. Sau khi Bộ Tài chính xem xét và có ý kiến chính thức bằng văn bản về việc phân loại đơn vị sự nghiệp và mức phí ngân sách nhà

nước bảo đảm hoạt động thường xuyên. Bộ Công Thương ra quyết định giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trường trong Bộ.

Căn cứ vào phân loại đơn vị sự nghiệp và kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Việt Trì có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại nghị định,...

Đối với trường ĐH Công nghiệp Việt Trì, Bộ Công Thương cũng đã ban hành một số văn bản quy định hướng dẫn thực hiện công tác tự chủ tài chính như quyết định 4371/QĐ-BCT ngay 06/08/2008 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về ban hành quy chế quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương.

Căn cứ vào phân loại đơn vị sự nghiệp và kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo các quy định sau đây:

(1)Quy định về nguồn tài chính và quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu (2) Quy định về nội dung chi và quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính (3) Quy định về tự chủ tiền lương, tiền công và thu nhập

(4) Quy định tự chủ về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm (5) Quy định quyền tự chủ về sử dụng các quỹ

(6) Quy định quyền tự chủ huy động vốn (7) Quy định quyền quản lý và sử dụng tài sản

3.2.2. Quy trình quản lý tài chính tại trường ĐH Công nghiệp Việt Trì * Quản lý tài chính theo phương thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm: * Quản lý tài chính theo phương thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

Theo phương thức này, các đơn vị sự nghiệp có thu căn cứ vào nguồn thu từ NSNN cấp, một phần nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu khác để lập dự toán thu, chi cho đơn vị mình. Theo phương thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm được các đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, tài chính về nội dung:

- Được chủ động bố trí số kinh phí được giao và được quyết định khi có nhu cầu điều chỉnh kinh phí thực hiện nhiệm vụ này sang thực hiện nhiệm vụ khác để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng không được vượt mức chi, chế độ chi đã quy định.

- Kinh phí tiết kiệm được bổ sung cho cán bộ công chức.

- Kinh phí được giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

Như vậy, dù theo phương thức quản lý tài chính khoán chi NSNN hay phương thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì các đơn vị sự nghiệp có thu đều phải thực hiện đúng theo quy trình quản lý tài chính: Lập dự toán; Tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán thu, chi

Sơ đồ 3.2. Quy trình quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thì nguồn tài chính của đơn vị sẽ dựa trên hai nguồn: nguồn NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác đảm bảo được một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Dựa

Lập dự toán thu, chi

Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi

Quyết toán thu, chi Kinh phí từ ngân sách

Nhà nước

vào nguồn tài chính trên các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ thực hiện phương thức quản lý tài chính các bước: lập dự toán thu chi, tổ chức thực hiện dự toán thu chi và quyết toán thu chi.

a) Lập dự toán thu chi

Lập dự toán thu chi là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và thu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của nhà trường là thông qua các nghiệp vụ tài chính cụ thể để cụ thể hóa định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của nhà trường, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của đơn vị, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, đảm bảo tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho nhà trường.

b) Tổ chức thực hiện dự toán thu chi: chính là quá trình chấp hành dự

toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 50 -50 )

×