0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Tăng cường công tác quản lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 123 -124 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đạ

4.2.5. Tăng cường công tác quản lý tài sản

Để thực hiện tốt công tác quản lý tài sản, nhà trường cần thực hiện chặt chẽ từ khâu lập dự toán về mua sắm sửa chữa, quản lý tài sản cho đến khâu quyết toán thanh lý:

Lập dự toán mua sắm tài sản phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị. Phải có sự phối hợp giữa các khoa phòng, các khoa phòng thực hiện kiểm kê và đánh giá tài sản của bộ phận mình và thông báo nhu cầu sử dụng tài sản trong năm kế hoạch.

Nhà trường thường xuyên thực hiện việc theo dõi, quản lý tài sản nhà nước giao, kiểm kê đánh giá tình trạng tài sản, tính đúng tính đủ đối với tài sản dùng vào hoạt động sản xuất dịch vụ, nghiêm túc thực hiện trích khấu hao đối với loại tài sản này theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước. Tiền trích khấu hao và tiền thanh lý tài sản được để lại bổ xung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của trường, nhằm mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị trong trường.

Nâng cao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản giao cho các phòng, khoa, bộ phận chức năng, nhằm đảm bảo

việc sử dụng tài sản có hiệu quả, tiết kiệm, không hư hỏng mất mát, các bộ phận đó định kỳ báo cáo tình hình sử dụng và chất lượng tài sản để nhà trường thực hiện việc bảo dưỡng thiết bị máy móc. nhà trường cần đưa ra cách xác định mức độ bồi thường tài sản, quy định rõ trách nhiệm từng cá nhân liên quan, đặc biệt là tài sản ở các xưởng thực hành.

Hàng năm kiểm kê đánh giá lại tài sản, nếu tài sản không còn giá trị sử dụng có kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản.

Thực hiện việc bảo toàn và phát triển nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vận dụng triệt để cơ chế chính sách của nhà nước trong việc sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, dùng quỹ để đầu tư tài sản mới hoặc trong trường hợp quỹ nhàn rỗi dùng quỹ góp vốn đơn vị khác, nhằm thu lợi nhuận về cho trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 123 -124 )

×