6. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Công tác tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, mục tiêu của công tác tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
* Khái niệm:
Xét trên góc độ quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính là việc cơ quan quản lý cấp trên (chủ thể quản lý) cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị quản lý) được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khố pháp luật về quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
* Đặc điểm của công tác tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục:
- Đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được chủ động sử dụng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
- Được vay tín dụng ngân hàng, được huy động vốn của cán bộ viên chức trong đơn vị, để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
- Được đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo qui định. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị.
- Được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng để phản ánh các khoản thu chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước.
- Được chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ, để đảm bảo hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị; Tăng cường công tác quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước.
* Vai trò của công tác tự chủ tài chính:
Thứ nhất, xác lập và bảo đảm quyền sở hữu của đơn vị sự nghiệp có thu
đối với toàn bộ các nguồn lực tài chính do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật như viện trợ, vay nợ, quà biếu, tặng...
Thứ hai, xác lập và đảm bảo quyền chủ động sử dụng các nguồn lực tài
chính như được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, được xây dựng quỹ tiền lương, tiền công; được lập dự toán thu, chi nội bộ.
* Mục tiêu công tác tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục:
- Trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị khuyến khích các đơn vị chủ động trong công tác quản lý tài chính, thu hút, khai thác tạo lập nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách thông qua đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, nhân lực, tài sản để việc thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn, mở rộng phát triển nguồn thu. Đồng thời thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu và tôn trọng nhiệm vụ hoạt động chuyên môn của các đơn vị.
- Giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị góp phần tăng cường trách nhiệm của đơn vị đối với nguồn kinh phí, công tác lập dự toán được chú trọng hơn và khả thi hơn. Chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện công khai tài chính.
- Giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị bảo đảm đầu tư của nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp được đúng mục đích hơn, có trọng tâm trọng điểm, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, thể chế hóa việc trả lương tăng thêm một cách thích đáng, hợp phát từ kết quả hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiết kiệm chi tiêu, tăng cường công tác quản lý tài chính của đơn vị từng bước đi vào nề nếp.
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.
1.1.2.2. Nội dung công tác tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
* Nội dung cơ chế tự chủ đã được ban hành và triển khai theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, làm cơ sở để xây dựng nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực.
* Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP (NQ77) ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017. Tính đến tháng 9/2017, Thủ tướng Chính phủ (TTCP) đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo NQ77 cho 23 cơ sở GDĐH công lập trực thuộc các Bộ, ngành trung ương, gồm 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm (trong đó có 4 trường mới được giao quyết định tự chủ từ tháng 7/2017).
Theo nội dung NQ77 các cơ sở GDĐH thí điểm thực hiện tự chủ trong các lĩnh vực: Tự chủ về đào tạo và NCKH (còn gọi là tự chủ về học thuật); Tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự; Tự chủ về tài chính.
Cụ thể Cơ sở giáo dục đại học công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện, cụ thể như sau:
- Về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học - Về tổ chức bộ máy, nhân sự
- Về tài chính: Tự chủ về học phí, thu sự nghiệp, tiền lương, thu nhập, sử dụng nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên và trích lập các quỹ
- Chính sách học bỏng học phí với đối tượng chính sách - Đầu tư mua sắm từ nguồn NSNN và nguồn thu hợp pháp
Mô hình thí điểm tự chủ bước đầu được đánh giá tích cực, các cơ sở giáo dục đại học được lựa chọn thí điểm đã có những thành tựu nhất định trong việc thu hút người học và đảm bảo nguồn thu, được xã hội công nhận.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tự chủ đại học ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, chính sách, pháp luật về tự chủ chưa đồng bộ, bất cập; cơ chế quản lý theo chế độ Bộ chủ quản không còn phù hợp. Các cơ sở giáo dục đại học được giao thí điểm tự chủ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tự chủ đại học, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện tự chủ. Năng lực quản trị đại học của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là cơ chế đảm bảo tính công khai, minh bạch cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình với các bên liên quan chưa hiệu quả.
Với những kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn của các trường trong quá trình thực hiện theo Nghị quyết 77, sẽ là bài học kinh nghiệm cho các trường sau này khi thực hiện từng bước cơ chế tự chủ, đặc biệt là tự chủ tài chính.
* Nội dung công tác tự chủ tài chính được xây dựng cho từng loại đơn vị sự nghiệp công như sau:
- Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên.
- Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí).
- Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp).
Theo đó, hầu hết các đơn vị sự nghiệp giáo dục mang đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, các nội dung cụ thể trong tự chủ tài chính như sau:
a. Tự chủ về các khoản thu, mức thu
- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước.
- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
* Nguồn thu tài chính
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);
- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công;
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
- Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
b. Tự chủ về các khoản chi (sử dụng) tài chính
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên (Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ
với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật), thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
* Sử dụng nguồn tài chính
- Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ, từ phần được để lại chi theo quy định, các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật và nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công. Một số nội dung chi được quy định như sau:
+ Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định; trường hợp còn thiếu, ngân sách nhà nước cấp bổ sung;
+ Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí: Nguồn thu phí, lệ phí được để lại một phần chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí;
Chi từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức
khoa học công nghệ); các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
Để có thể thực hiện việc chi, sử dụng tài chính chính xác và hiệu quả. Trước hết các đơn vị cần phải xây dựng kế hoạch và định mức thu chi đầy đủ, rõ ràng, bám sát thực tế hoạt động. Trên cơ sở đó cần xây dựng các biện pháp chế tài, kiểm soát để đảm bảo công tác chi được thực hiện đúng kế hoạch.
c. Phân phối kết quả tài chính trong năm
* Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;