Tăng cường quản lý các khoản chi đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp việt trì (Trang 121 - 123)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đạ

4.2.4. Tăng cường quản lý các khoản chi đạt hiệu quả

Song song với giải pháp tăng cường và mở rộng các nguồn thu thì giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả các khoản chi rất cần thiết trong tình hình tự chủ tài chính của trường, quản lý mức chi hợp lý là tránh được tình trạng chi vượt dự toán hoặc phát sinh ngoài dự toán. Trong kế hoạch chi tiêu tài chính hàng năm trường đã phân định rõ các khoản chi phù hợp với chức năng nhiệm vụ của trường. Qua nghiên cứu thực trạng tình hình chi tiêu của trường để quản lý các khoản chi tốt hơn cần:

4.2.4.1. Hoàn thiện hơn quy chế chi tiêu nội bộ

Công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo nghị định 43, thông tư hướng dẫn 71 và các văn bản hướng dẫn khác để thực hiện quyền tự chủ về sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà trường cần chi tiết, đảm bảo tính công khai: Chi tiết về các nguồn thu, mức thu, quy mô thu; chi tiết về các khoản chi, mức chi, quy mô chi; chi tiết mục tiêu và tiêu chuẩn phân phối nguồn tài chính, chi tiết các quy định và thủ tục kiểm tra giám sát các khoản chi... Quan trọng hơn trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường cần quan tâm đề ra các biện pháp quản lý tăng thu, tiết kiệm chi, xác định trách nhiệm của tập thể cá nhân đối với công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính. Chỉ khi quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng thật bài bản, khoa học và hợp lý thì Ban giám hiệu trường mới thấy được bức tranh toàn cảnh về tài chính của trường, để lập kế hoạch, ra quyết định thích hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao hoạt động sự nghiệp.

4.2.4.2. Các biện pháp chi tiêu hợp lý

Với việc được trao quyền tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, nhà trường cần phải thực hiện việc rà soát lại cơ cấu tổ chức nhằm tinh giản bộ máy hành chính và tăng số lượng cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Trường cần phải xây dựng được tiêu chí cụ thể về chất và lượng để phân loại đánh giá cán bộ, từ đó sàng lọc được những nhân tài thực sự cũng như có chính sách đãi ngộ thích hợp. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin cũng là một biện pháp hữu hiệu. Với một bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, nhiệm vụ của đơn vị được thực hiện nhanh chóng hiệu quả, đem lại nguồn tài chính lớn cho đơn vị và thu nhập cao cho người lao động. Đó là cơ sở để đơn vị thực hiện tốt tự chủ tài chính.

Công tác lập dự toán phải có sự phối hợp chặt chẽ của các khoa phòng chuyên môn có như vậy dự toán của đơn vị mới phản ánh hêt các nguồn thu, nhiệm vụ chi và phù hợp với thực tê, việc cấp phát, thanh toán phải có sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đúng dự toán, đúng nguyên tắc và đúng mục đích.

Quy định chế tài xử phạt rõ ràng đối với các trường hợp sử dụng vượt mức khoán, tiêu chuẩn, định mức quy định cũng như thu không đủ, không đúng trừ trường hợp khách quan. Có như vậy mới không bỏ sót nguồn thu hoặc nguồn thu bị bỏ sót ngoài sổ sách.

Cần có cơ chế khoán, giám sát việc sử dụng các dịch vụ công cộng như điện, nước,... vì đây vẫn là khoản chi lãng phí ở các đơn vị. Có kế hoạch trung và dài hạn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc, làm định hướng cho trường chủ động nguồn tài chính, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thiêu tập trung lãng phí và thiêu hiệu quả.. Cần xây dựng các chương trình, lộ trình về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hệ thống thông tin về các mặt hoạt động làm căn cứ cho các đơn vị xây dựng cơ cấu chi hợp lý, ưu tiên cho từng nội dung chi phù hợp với từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp việt trì (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)