Quy mô đào tạo HSSV giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp việt trì (Trang 69 - 72)

Đơn vị: Số HSSV

Hệ đào tạo Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 2017/ 2015 Tổng số HS, SV 5.257 5.294 5.737 107,0 108,4 109,1 104,5 Đại học Chính quy 3.026 3.145 3.204 103,9 101,9 105,9 102,9 Vừa làm vừa học 0 0 27 - - - - Văn bằng 2 0 8 23 - 287,5 - - Liên thông 423 665 831 157,2 125,0 196,5 140,2 Cao đẳng Chính quy 476 186 177 39,1 95,2 37,2 61,0 Liên thông TC - CĐ 18 1 0 5,6 0 0 0 TCCN Chính quy 236 158 93 67,0 58,9 39,4 62,8 Sơ cấp nghề, ngắn hạn 1.326 1.314 1.289 99,1 98,1 97,2 98,6

(Nguồn: Phòng Đào tạo, ĐH Công nghiệp Việt Trì, 2015 - 2017)

3.2.4. Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn tài chính

Nội dung chi của trường Đại học công nghiệp Việt Trì nếu phân loại theo quy định về quyền tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính, bao gồm hai nội dung chi cơ bản đó là các khoản chi được thực hiện quyền tự chủ và các khoản chi không được thực hiện quyền tự chủ:

Thứ nhất: Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ, bao gồm:

1. Chi hoạt động thường xuyên: - Chi cho con người

- Chi quản lý hành chính - Chi nghiệp vụ chuyên môn

- Chi khác theo chức năng nhiệm vụ

Thứ hai: Các khoản chi không thực hiện quyền tự chủ, bao gồm:

1. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ.

2. Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. 3. Chi thực hiện tinh giảm biên chế.

4. Chi đào tạo lại.

5. Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị. 6. Chi dự án công nghệ sinh học.

* Tổ chức lập dự toán chi:

Hàng năm cùng với việc lập dự toán các khoản thu, Đại học công nghiệp Việt Trì tiến hành lập dự toán cho các khoản chi trong năm của đơn vị. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao; nhiệm vụ được giao năm kế hoạch, các khoản thu, nhiệm vụ chi năm trước và các văn bản hướng dẫn.

Dự toán chi hàng năm được lập cho các nội dung: * Chi thường xuyên bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ nhiệm vụ giáo dục đào tạo. - Chi các hoạt động phục vụ thu phí, lệ phí.

- Chi phục vụ các hoạt động dịch vụ, thu khác.

Trong dự toán chi thường xuyên phải chi tiết đến các mục chi như: + Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp và các khoản có tính chất lương.

+ Dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, chi phí thuê mướn, hội nghị, công tác phí, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

+ Các khoản chi mua hàng hoá, vật tư chuyên môn như: Vật tư phục vụ thực hành, hoá chất phục vụ thí nghiệm, giáo trình, tài liệu,...

+ Chi sửa chữa lớn tài sản cố định.

+ Các khoản chi khác trong đó có việc trích lập các quỹ; Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Mức trích lập các quỹ trên do hiệu trưởng quyết định và được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ.

* Chi không thường xuyên bao gồm:

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ. + Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Xây mới, sửa chữa, cải tạo nhà làm việc, nhà lớp học.

* Chi thực hiện chương trình dự án; Dự án Công nghệ sinh học.

Trong năm nếu có phát sinh các khoản chi ngoài dự toán, trường lập dự toán điều chỉnh gửi Vụ Tài chính Kế toán - Bộ Công thương xin điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Công tác lập dự toán các khoản chi được lập đồng thời với dự toán các khoản thu, theo phân tích trên phần lập dự toán các khoản thu, kinh phí ngân sách nhà nước giao cho trường để thực hiện chế độ tự chủ nhưng nguồn kinh phí này thường không đáp ứng chi thường xuyên mà chủ yếu để chi lương, phụ cấp và nhu cầu tối thiểu của chi thường xuyên nên việc trích lập các quỹ và trả thu nhập tăng thêm cho người lao động còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác lập dự toán các khoản chi được lập đồng thời với dự toán các khoản thu, theo phân tích trên phần lập dự toán các khoản thu, kinh phí NSNN giao cho Trường để thực hiện chế độ tự chủ được căn cứ trên định mức số lượng HSSV chính quy nên số kinh phí này thường không đáp ứng chi thường xuyên mà chủ yếu để chi lương, phụ cấp và nhu cầu tối thiểu của chi thường xuyên, nên việc trích lập các quỹ và trả thu nhập tăng thêm cho người lao động còn hạn chế. Số kinh phí thiếu thường được bổ sung từ nguồn thu sự nghiệp. Có thể thấy được thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi thực hiện quyền tự chủ giai đoạn 2015 - 2017 qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp việt trì (Trang 69 - 72)