Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung công tác tự chủ tài chính của trường Đại học Công
3.4.1. Những kết quả đạt được
Sau khi thực hiện cơ chế tự chủ theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC, ngày 09/8/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; và nay là nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, thực hiện công tác tự chủ tài chính theo đặc điểm của đơn vị là một đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động chi thường xuyên, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã đạt được một số thành tựu sau:
Một là, về nhận thức và quan điểm: Khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, nhân sự và tài chính đã tác động đến nhận thức và quan điểm của Ban giám hiệu Nhà trường từ tư duy, quan điểm thụ động, phụ thuộc sang tư duy, quan điểm chủ động tự chủ. Ban giám hiệu đã thực sự chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện săp xếp tổ chức, biên chế, thực hiện hợp đồng lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên trong đơn vị.
Hai là, các nguồn thu đang được quan tâm khai thác và phát triển
nguồn thu mới. Cụ thể quy mô hoạt động sự nghiệp có thu năm 2017 tăng hơn so với năm 2015 là 2.265 triệu đồng (tỷ lệ tăng bình quân là 4,1%). Cùng với
sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tăng cường thu hút các nguồn tài chính từ hoạt động GD - ĐT, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ, hợp tác quốc tế. Là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, học phí là nguồn thu quan trọng nhất của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Trong vài năm qua, nó có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu trang thiết bị cho điều kiện giảng dạy, học tập cũng như thu nhập cho cán bộ, công chức của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Bên cạnh đó, hoạt động liên kết đào tạo cũng là một thế mạnh của Nhà trường. Do đó, nguồn thu của Nhà trường ngày một tăng, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, trích lập các quỹ và bổ sung kinh phí.
Ba là, các khoản chi đã được tiết kiệm như chi điện, nước, xăng dầu,
hội nghị, chi tiếp khách,... Cụ thể như: Khách đến làm việc với nhà trường, nếu cần phải tiếp khách thì tùy từng đối tượng khách đến làm việc mức chi từ 100.000đ: 150.000/suất. Nếu cần phải mời cơm thân mật thì mức chi không vượt quá 350.000đ/ngày/người (không dùng các loại rượu, bia ngoại), mức chi này được áp dụng cho cả cán bộ và phiên dịch của nhà trường tham gia tiếp khách.
Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ không những giúp cho việc kiểm soát tài chính của đơn vị được chặt chẽ mà còn tạo ra thế chủ động cho đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch dự toán của các nhiệm vụ năm sau. Đồng thời đã khắc phục những bất cập của một số chế độ, tiêu chuẩn chi NSNN hiện hành như chế độ công tác phí, chê độ chi tiêu hội nghị, chi thu nhập tăng thêm, chế độ coi thi, chấm thi,...
Bốn là, do chủ động trong việc tổ chức bộ máy, biên chế nên các đơn vị
đã tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động phù hợp với nhu cầu công việc và khả năng tài chính, do đó đã tăng cường được đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và có chuyên môn cao.
Năm là, nhờ có đổi mới hoạt động, tăng nguồn thu sự nghiệp, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo ra nguồn thu thập tăng thêm cho người lao động. So với trước khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thì đời sống vật chất tinh thần của cán bộ viên chức trong trường đã có sự thay đổi rõ rệt, bình quân thu nhập tăng thêm Trường chi trả cho người lao động tăng lên khoảng 1,2 đến 1,7 lần. Thu nhập tăng thêm năm 2015 bình quân là: 700.000 đồng/ 1người/ 1 tháng thì năm 2016 tăng lên 900.000 đồng/1người/1tháng và năm 2017 là: 1.100.000 đồng/1người/1tháng.
Sáu là, phát huy tính dân chủ, công khai, minh bạc về tài chính trong
Nhà trường: Nhà trường đã xây dựng và triển khai quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ, tăng cường tính dân chủ công khai minh bạch trong quản lý tài chính, phát huy tốt vai trò làm chủ của người lao động.
Sau một thời gian thực hiện cơ chế tự chủ, Nhà trường đã phát huy hiệu quả quyền tự chủ sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực, tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng chủ động trong việc khai thác nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ để chi tiền lương tăng thêm cho CBVC và người lao động và trích lập Quỹ phục vụ nhu cầu hoạt động của Nhà trường.