0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Trình độ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 102 -103 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính của

3.3.5. Trình độ cán bộ quản lý

- Trình độ năng lực cán bộ quản lý: Cơ chế quản lý tài chính sẽ phát huy tốt hay hạn chế phát triển của đơn vị tuỳ thuộc vào năng lực trình độ của người vận dụng nó - người quản lý. Đối với đơn vị thực hiện cơ chế TCTC như Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, hiệu quả của việc thực hiện qua năng lực trình độ của cán bộ làm công tác tài chính kế toán và kế hoạch: Năng lực của đội ngũ trực tiếp triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và là đội ngũ tham mưu cho lãnh đạo Trường thực hiện tự chủ tài chính là nhân tố tác động trực tiếp thực hiện cơ chế. Cán bộ nhân viên kế toán và kế hoạch có trình độ năng lực cao đáp ứng yêu cầu công việc, không những giúp Trường thực hiện đúng quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP mà còn giúp Trường phát huy tiềm năng sẵn có, từ đó đảm bảo thu đúng thu đủ và mở rộng nguồn thu tăng nguồn thu, đồng thời đảm bảo chi đúng chi đủ không lãng phí và đưa ra biện pháp tiết kiệm chi. Ngược lại đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán và kế hoạch chưa hiểu cơ chế tự chủ tài chính, hoặc năng lực làm việc kém dẫn đến sai phạm công tác tài chính làm thất thoát nguồn thu, chi không hiệu quả gây lãng phí nguồn chi.

Lãnh đạo Nhà trường là người chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động tài chính của nhà trường và chịu trách nhiệm với cấp trên về toàn bộ các hoạt động tài chính theo quy định của nhà nước. Hiệu trưởng có quyền xử lý và ra quyết định theo đúng quyền hạn và chức trách của mình.

Bảng 3.16. Khảo sát về trình độ cán bộ

Nội dung Tần suất Tỉ lệ (%) Cộng (%)

Rất không phù hợp 19 10,9 10,9 Không phù hợp 22 12,6 23,5 Trung bình 28 16,0 39,5 Phù hợp 59 33,7 73,2 Rất phù hợp 47 26,8 100 Tổng cộng 175 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2017)

Kết quả phân tích cho thấy mức độ trung bình trở lên chiếm 76,5% chỉ ra trình độ cán bộ của Nhà trường vẫn được coi trọng. Xét thực tế khảo sát cho thấy đối với lực lượng giảng viên thì được đánh giá cao và được coi như tài sản của Nhà trường. Tuy nhiên, khảo sát và số liệu về cán bộ hành chính, kế toán, quản trị lại đang được coi là rào cản đối với các hoạt động tự chủ. Thêm vào đó một bộ phận cán bộ làm công tác tài chính, kế toán ở Nhà trường lại có trình độ thấp khiến cho việc lập kế hoạch tài chính luôn gặp phải nhiều những vấn đề còn tồn tại chưa được khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 102 -103 )

×