0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Tổ chức thực hiện công tác tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 96 -101 )

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính của

3.3.3. Tổ chức thực hiện công tác tài chính

Qua khảo sát lấy phiếu điều tra của 175 cán bộ viên chức tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì về công tác tự chủ tài chính, qua xử lý và tổng hợp theo thang đánh giá Likert kết quả như sau:

Bảng 3.11. Đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Chỉ tiêu

Tần suất đánh giá Điểm bình quân

Mức

1 2 3 4 5

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của

nhà trường đã hợp lý? 20 48 56 51 0 2,79 Khá

Nhà trường đã sử dụng hợp lý mô

hình quản lý tài chính hợp lý? 25 49 51 50 0 2,72 Khá

Mức độ chủ động trong công tác điều

hành thu chi 27 67 41 40 0 2,54

Trung bình Hiệu quả quản lý công tác tự chủ tài

chính 21 59 57 38 0 2,64 Khá

Trung bình 23,3 55,8 51,3 44,8 0 2,67 Khá

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2017)

Nhìn chung cán bộ viên chức của Nhà trường đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý tài chính với điểm số bình quân là 2,67 (mức khá), Điểm cao nhất là tổ chức bộ máy quản lý tài chính của nhà trường với 2,79 (mức khá), thấp nhất là chỉ tiêu mức độ chủ động trong công tác điều hành thu chi chỉ đạt điểm 2,54 (mức trung bình). Có được kết quả đánh giá như vậy là do cán bộ, viên chức các trường chưa thực sự hiểu và có trách nhiệm cao trong công tác tìm kiếm, khai thác, bồi dưỡng nguồn thu, tiết kiệm chi. Phần lớn còn có tâm lý ỷ lại trông chờ vào nguồn kinh phí NSNN cấp, trong sử dụng tài sản vẫn còn thói quen lãng phí của công, cha chung không ai khóc. Hạn chế này có nguyên nhân bắt nguồn từ công tác tuyên truyền, giáo dục của trường về nội dung nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho cán bộ, giáo viên và nhân viên chưa đầy đủ, thường xuyên và có hiệu quả.

Bảng 3.12. Khảo sát về năng lực quản lý tài chính

Nội dung Tần suất Tỉ lệ (%) Cộng (%)

Rất không phù hợp 41 23,4 23,4 Không phù hợp 71 40,6 64,0 Trung bình 47 26,9 90,9 Phù hợp 16 9,1 100 Rất phù hợp 0 0 Tổng cộng 175 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2017)

Số liệu từ bảng kết quả khảo sát về năng lực quản lý tài chính trong Nhà trường cho kết quả năng lực quản lý ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính ở mức trung bình chiếm tới 40,0%, tương ứng với 63 phiếu. Ở mức độ thấp là 60,0% tỉ lệ này cho thấy năng lực quản lý hiện tại ở Nhà trường nếu được cải thiện chắc chắn sẽ kéo theo mức độ tự chủ tài chính sẽ tốt hơn.

Bảng 3.13. Đánh giá về quản lý và sử dụng nguồn thu

Chỉ tiêu

Tần suất đánh giá Điểm bình quân

Mức

1 2 3 4 5

Việc quy định mức thu học phí của các ngành đào tạo là phù hợp với tình hình thực tế?

21 59 57 38 0 2,64 Khá

Nên thu học phí tập trung thông qua

ngân hàng 16 63 61 35 0 2,66 Khá

Nên tăng học phí của sinh viên để tăng khả năng tự chủ về tài chính trong mọi hoạt động của nhà trường

48 72 45 10 0 2,10 Trung

bình Nhà trường đã tăng cường nguồn thu

để nâng cao hoạt động đào tạo của nhà Trường

57 68 19 26 0 2,02 Trung

bình

Trung bình 35,5 65,5 45,5 27,3 0 2,36 Trung bình

Theo kết quả tổng hợp từ bảng 3.13 ta thấy, thu học phí tập trung thông qua ngân hàng được đánh giá 2,66 (mức khá), tiếp theo là chỉ tiêu tăng học phí của sinh viên để tăng khả năng tự chủ về tài chính trong mọi hoạt động của nhà trường là 2,10 (mức trung bình), việc tăng học phí sẽ tăng nguồn thu cho Nhà trường từ đó nâng cao được khả năng tự chủ tài chính của Nhà trường, nhưng bên cạnh đó sẽ làm cho sinh viên cảm thấy rất áp lực nếu theo học Nhà trường. Do đó, chỉ tiêu về việc quy định mức thu học phí của các ngành đào tạo và tăng cường nguồn thu để nâng cao hoạt động đào tạo của các trường được đánh giá ở 2,02 (mức trung bình). Bởi vì, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo còn một số bất cập. Một số chính sách của nhà nước trong lĩnh vực GD - ĐT không còn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi đặc biệt là chế độ thu học phí và khống chế chỉ tiêu tuyển sinh. Mặc dù hiện nay Nhà trường đều áp dụng mức thu học phí cao nhất trong khung học phí nhà nước quy định nhưng so với yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đào đạo của Nhà trường thì mức thu này còn thấp. Hơn thế số lượng tuyển sinh của các trường chỉ được thực hiện trong giới hạn nhất định. Những quy định này dẫn đến hạn chế nguồn thu sự nghiệp của Nhà trường.

Mặt khác, nguồn thu từ NSNN và học phí vẫn là nguồn thu chính của Nhà trường, hai nguồn này chiếm trên 90% nguồn thu. Nhà trường vẫn còn hạn chế trong hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trực tiếp giải quyết những vấn đề từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, chưa có chính sách tích cực trong thúc đẩy mối liên kết giữa đào tạo, khoa học và sản xuất kinh doanh để có những nguồn thu tiềm năng.

Bảng 3.14. Đánh giá về quản lý và sử dụng các khoản chi

Chỉ tiêu

Tần suất đánh giá Điểm bình quân

Mức

1 2 3 4 5

Cơ cấu các khoản chi thực hiện

tốt 45 66 33 31 0 2,29 Trung bình

Chế độ thanh toán cho giáo viên

thực hiện đầy đủ 54 59 39 23 0 2,18 Trung bình

Các kế hoạch hoạt động của từng bộ phận được quy định cụ thể, rõ ràng

43 83 31 18 0 2,14 Trung bình

Thu nhập tăng thêm thực hiện

đúng theo quy định 52 68 37 18 0 2,12 Trung bình

Định mức chi thực hiện đúng

theo quy định 66 61 40 8 0 1,94 Trung bình

Trung bình 52 67,4 36 19,6 0 2,13 Trung bình

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2017)

Từ kết quả khảo sát thể hiện trên bảng 3.13 ta thấy cán bộ quản lý và công nhân viên của Nhà trường đánh giá về quản lý và sử dụng các khoản chi đều ở mức trung bình. Hiệu quả các khoản chi của trường về nâng cao chất lượng đào tạo còn chưa tốt. Do các nguồn thu của Nhà trường chủ yếu là chi cho con người (xấp xỉ 70%) còn nhiều hạn chế trong việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và xây dựng cơ bản, do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ (Trang 96 -101 )

×