6. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Một số mô hình về tự chủ tài chính tại các trường ĐH trên thế giới
1.2.1.1. Singapore
Singapore, nước được xếp vào hàng có thu nhập cao và nền giáo dục ĐH phát triển nhất ở Đông Nam Á, cho phép các trường đại học được tự chủ
và khuyến khích các trường tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là doanh nghiệp. Việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐH ở Singapore sẽ thúc đẩy và tạo ra sự khác biệt, định hướng chiến lược riêng về thế mạnh cho mỗi trường để đạt được thành tích xuất sắc về học thuật. Các trường ĐH hoạt động theo mô hình ĐH tự chủ với cơ chế doanh nghiệp phi lợi nhuận. Điều này đã giúp các trường linh hoạt hơn trong tự chủ quản trị và tự chủ tài chính, có khả năng tạo ra những bước đột phá trong giáo dục.
Singapore có hệ thống giáo dục chất lượng cao, có uy tín trong khu vực và đang vươn lên trở thành trung tâm giáo dục của thế giới. Đối với giáo dục đại học, Singapore đã thực thi tập đoàn hóa các trường đại học công vào năm 2006. Đặc điểm cơ bản của tập đoàn hóa đại học ở Singapore là: (1) Đa dạng hóa nguồn tài chính, trong đó có việc phát triển mạnh quỹ hiến tặng; (2) Không coi thầy giáo là công chức; (3) Trả lương cạnh tranh theo mức độ hoàn thiện của công việc; (4) Tăng quyền tự chủ cho các trường.
1.2.1.2. Nhật Bản
Nhật Bản đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính các trường đại học sau khi có luật cải cách giáo dục 7/2003 với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp đại học. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản cũng như các nước có nền giáo dục tiên tiến cho thấy, muốn quản trị hiệu quả và nâng cao tính tự chủ, trường ĐH có thể được quản lý như mô hình một công ty. Việc tuyển dụng giảng viên không nhất thiết phải theo chuẩn chung cho cả nước, mà cần phù hợp với mục tiêu đào tạo đặc trưng của trường, xác định rõ nhiệm vụ của giảng viên là nghiên cứu khoa học.
Thay đổi lớn nhất về quản lý nội bộ là các công ty đại học quốc gia có hội đồng quản trị, hội đồng nghiên cứu và giáo dục trong đó Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền lực cao nhất. Hội đồng nghiên cứu và giáo dục chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong khi hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản lý. Hoạt động theo kiểu công ty đã giúp cho các đại học quốc
gia ở Nhật cải thiện năng lực hoạt động. Năm 2005, theo một báo cáo, 87 trường đại học quốc gia chuyển đổi thành công ty đã thành công trong việc giảm tổng số tiền trả lương được 13,7 tỉ yên (1.836 tỉ đồng VN) và kiếm được 11,8 tỉ yen (1.580 tỉ đồng VN) từ bản quyền sáng chế. Kết quả, các trường này đạt được khoản lợi nhuận tổng cộng 71,6 tỉ yen (9.600 tỉ đồng VN).
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Đại học Quốc gia Úc.
Đại học quốc gia Úc (ANU - The Australian National University) được thành lập năm 1946. ANU thường được xếp hạng trong 20 trường tốt nhất thế giới. Tài chính và quản lý tài chính của ANU gắn chặt với mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học. Việc lập kế hoạch tài chính và triển khai kế hoạch không tách rời những nội dung chuyên môn. Tùy theo chiến lược từng giai đoạn, kế hoạch từng năm mà nhà trường lập ra kế hoạch huy động và chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.2. Kinh nghiệm về tự chủ tài chính của một số trường Đại học ở Việt Nam
1.2.2.1.Kinh nghiệm của Đại học công nghiệp Hà Nội
Khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, nhân sự và tài chính đã tác động đến nhận thức và quan điểm của giám hiệu nhà trường, từ tư duy, quan điểm phụ thuộc thụ động, sang chủ động tự chủ. Ban giám hiệu đã chủ động, tự quyết tự chịu trách nhiệm trong thực hiện sắp xếp tổ chức, biên chế, hợp đồng lao động; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ viên chức trong đơn vị
Nhà trường đã mở rộng và phát triển nguồn thu sự nghiệp, mở rộng các hình thức đao tạo, liên kết đào tạo. Có các biện pháp kiểm tra giám sát, quản lý nội bộ, xây dựng các tiêu chuẩn định mức chi phí, công khai chế độ quản lý tài chính; góp phần tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí của đơn vị.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của Đại học công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh
Trong nội dung tự chủ, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh được giao quyền tự chủ về công tác tổ chức bộ máy và tuyển dụng,
công tác tuyển sinh và đào tạo, công tác đầu tư và xây dựng cơ bản , công tác tài chính, công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, các dịch vụ hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ sinh viên, và chịu trách nhiệm trước xã hội trước người học về các dịch vụ cung ứng bao gồm cả chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo gắn liền với uy tín thương hiệu, từ đó tạo sự tin tưởng từ người học từ xã hội, công tác tuyển sinh thuận lợi, tạo được doanh thu và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Để nâng cao chất lượng đào tạo nhà trường đã:
- Mạnh dạn đầu tư CSVC, đồng bộ hiện đại cho các phòng học lý thuyết, thiết bị thực hành thực tập, xây dựng các trung tâm thí nghiệm thực hành hiện đại, các trung tâm đào tạo chất lượng cao, hệ thống thư viện hiện đại.
- Xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế, đánh giá theo AUN, hướng đến nhập khẩu các chương trình đào tạo các ngành từ các trường ĐH của Nhật, Hàn Quốc,…
- Tiến hành kiểm định theo quy định của Bộ GDĐT.
- Hoàn thiện các quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động và bổ nhiệm, giữ chân được nhân sự chất lượng cao.
- Tăng cường chính sách hỗ trợ sinh viên, xây dựng các quỹ học bổng khuyến học, quỹ SV nghiên cứu KH, quỹ sáng tạo khởi nghiệp, miễn phí các chương trình đào tạo kỹ năng, tăng cường liên kết doanh nghiệp để SV được thực tế, trải nghiệm.
1.2.2.3. Kinh nghiệm của ĐH Điện lực
Từ khi thực hiện cơ chế tự chủ, trường đã có những thay đổi mang tính đột phá; các đề án xây dựng nhằm phục vụ công tác đào tạo đã triển khai nhanh hơn. Bên cạnh đó, cơ chế tự chủ đã giúp trường giảm bớt thời gian làm thủ tục xin phép đầu tư. Hoạt động của trường ngày càng đổi mới và sáng tạo hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng sinh viên, giúp nhà trường ngày càng phát triển.
Từ năm 2006, trường đã phải tự cân đối thu chi mọi hoạt động bằng nguồn thu từ dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Điều này đồng nghĩa với việc Đại học Điện lực đã tham gia vào quá trình xã hội hóa và tự chủ về
tài chính gần 10 năm nay. Với việc thay đổi mô hình quản lý, chuyển đổi Đại học Điện lực về trực thuộc Bộ Công Thương đã tạo ra tiền đề để trường thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trường đã thành lập Hội đồng trường; nâng cấp các khoa thành viện và thành lập các trung tâm chuyên trách nghiên cứu khoa học ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.
Tất cả các hoạt động đều được rà soát, điều chỉnh phù hợp theo đúng kế hoạch và định hướng phát triển. Riêng về xây dựng cơ bản, trường chủ trương đầu tư hệ thống cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn tiên tiến cho các lớp học chất lượng cao. Theo lộ trình, mô hình này sẽ được nhân rộng đến năm 2020, cơ sở vật chất đạt chuẩn Asean tại 2 cơ sở đào tạo và thực hành. Bên cạnh đó, trường đầu tư xây dựng mới sẽ triển khai theo hướng xây dựng lại toàn bộ hạ tầng kỹ thuật,…
Ngoài ra, các hoạt động khác như nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, cam kết chuẩn đào tạo và kết quả đầu ra, phấn đấu đến năm 2020 trường đạt chuẩn quốc tế, công bố chuẩn sinh viên đầu ra với các trình độ hệ sau đại hoc, đại học, hệ cao đẳng…
Theo lãnh đạo nhà trường, trong bối cảnh nguồn thu chưa cao và tỷ lệ chi cho con người (chi các hoạt động và tiền giờ giảng) chiếm phần lớn các nguồn chi, trong khi, tỷ lệ chi cho cơ sở vật chất chưa tương xứng, nên cũng hạn chế việc nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, hầu hết các giảng viên đại học đều vượt định mức giờ giảng theo quy định, dẫn đến việc không có thời gian để nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm,... Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
1.2.3. Bài học đối với Đại học công nghiệp Việt Trì
Trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng cơ chế tự chủ tài chính của một số trường trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng cơ chế tự chủ tài chính cho trường ĐH CN Việt Trì như sau:
Khi được giao quyền tự chủ, kinh phí hoạt động sẽ được thu từ người học thay vì được ngân sách hỗ trợ, chính những người được hưởng dịch vụ sẽ phải trả
kinh phí cho dịch vụ mình được hưởng thay vì sự đóng góp của toàn xã hội, từ đó tạo môi trường cạnh tranh về chất lượng để thu hút người học, phải xây dựng cơ chế hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo từ đó thu hút người học.
Năng động hơn trong các hoạt động của mình, đặc biệt là trong công tác sử dụng nguồn vốn để tạo ra sự đột phá về chất lượng. Khi đó chất lượng đào tạo sẽ gắn liền với sự sinh tồn của nhà trường, của đội ngũ cán bộ giảng viên.
- Thực hiện đúng chủ chương chính sách của nhà nước
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với lãnh đạo, cán bộ, giảng viên về xây dựng cơ chế tự chủ tài chính.
- Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng CSHT.
- Sự chủ động của các trường đại học trong việc đa dạng nguồn thu ngoài nguồn kinh phí của NSNN, việc tìm kiếm những cách thức bù đắp chi phí và tạo ra thu nhập không ngừng diễn ra.
- Sự thay đổi tích cực trong cách quản lý tài chính các trường trên 2 nội dung: phân bổ kinh phí và cách thực hiện kiểm soát và giám sát.
- Việc tạo ra thu nhập: Các trường học giờ đây có động lực để khích lệ việc tạo ra nguồn thu từ con người và tài sản của nhà trường. Lợi nhuận tạo ra không cần phải nộp lại cho nhà nước; khoản tiền dư thừa có thể tích lũy và việc sắp xếp do lãnh đạo nhà trường quyết định.
- Tăng cường nguồn thu của đơn vị thông qua đẩy mạnh xã hội hóa, liên doanh liên kết, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Mạnh dạn xây dựng và đổi mới cơ chế hoạt động của trường, gắn lợi ích vật chất với hiệu quả hoạt động,...
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn đề tài mong muốn trả lời cho một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) Thực trạng công tác tự chủ tài chính tại Đại học Công nghiệp Việt Trì hiện nay như thế nào?
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng tới công tác tự chủ tài chính tại Đại học Công nghiệp Việt Trì ?
(3) Phân tích thái độ, hành vi của cán bộ viên chức nhà trường với định hướng tự chủ về tài chính?
(4) Các giải pháp nào góp phần xây dựng cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Công nghiệp Việt Trì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin số liệu có liên quan, cụ thể là: Các công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến công tác tự chủ tại chính tại các cơ sở giáo dục; các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện tự chủ tài chính của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì qua 3 năm 2015 - 2017.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra dùng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn.
Đối tượng điều tra: Bao gồm cán bộ, nhân viên, giảng viên đang làm việc tại Đại học công nghiệp Việt Trì .
Mục đích điều tra: Đánh giá công tác xây dựng cơ chế tự chủ tài chính
Cỡ mẫu điều tra:
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tổ mẫu ngẫu nhiên.
Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin:
) * 1 ( N e2 N n Trong đó:
n: quy mô mẫu
N: kích thước của tổng thể. N = 310 (tổng số cán bộ giảng viên của trường). Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05
Ta có: n = 310/ (1 + 310 * 0,052) = 174,64. Như vậy, quy mô mẫu đảm bảo tính đại diện là 175 mẫu.
Cụ thể: - Cán bộ Quản lý: 45
- Khối phục vụ (cán bộ phòng ban, trung tâm): 45 - Giảng viên: 85
Nội dung phiếu điều tra bao gồm có 2 phần:
- Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.
- Phần 2 của phiếu điều tra sẽ thu thập thông tin đánh giá về công tác tự chủ tài chính của trường Đại học công nghiệp Việt Trì.
Nội dung đánh giá dựa trên thang đo Likert được thống kê theo bảng sau:
Mức Khoảng Lựa chọn Mức đánh giá
5 4,20 - 5,00 Hoàn toàn dồng ý Tốt
4 3,40 - 4,19 Đồng ý Khá
3 2,60 - 3,39
Không đồng ý và không
phản đối (trung bình) Trung bình
2 1,80 - 2,59 Không đồng ý Yếu
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin được tổng hợp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ số học được mã hóa trước khi nhập.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê mô tả
Số liệu sau khi được thu thập từ các báo cáo tài chính, sẽ được lập bảng và phân tích nhằm phản ánh hoạt động tài chính cũng như tự chủ tài chính của Đại học Công nghiệp Việt Trì.
Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả và phản ánh một cách đầy đủ và khách quan thực trạng việc công tác tự chủ tài chính (thu, chi, quyết toán...) của Đại học Công nghiệp Việt Trì một cách khoa học.
Phương pháp so sánh
Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích). Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân.
Phương pháp so sánh sử dụng trong kỳ phân tích tài chính là:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của đơn vị.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để