.Thực trạng cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến KSNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 88 - 93)

Cơ cấu tổ chức các khoa phòng được xây dựng phù hợp với các quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy. Cơ cấu tổ chức hợp lý là yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý đơn vị. Để môi trường kiểm soát tốt, đơn vị phải có sơ đồ cơ cấu tổ chức và sự phân định quyền hạn trách nhiệm giữa các cấp rõ ràng.

Song song với việc xây dựng cơ cấu tổ chức, các đơn vị cũng quan tâm đến việc quy định nhiệm vụ - quyền hạn của từng bộ phận (khoa, phòng chức năng). Việc quy định rõ quyền hạn – trách nhiệm của từng bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều hành và xử lý kết quả công việc, tránh được tình trạng đùn đẩy công việc giữa các bộ phận và là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, xét thi đua khen thưởng cuối năm.

Hiện vẫn có một vài khoa phòng bị chồng chéo trong việc phân chia chức năng – nhiệm vụ. Các nhà quản lý cũng chưa thấy sự nghiêm trọng của vấn đề này để đưa ra các giải pháp khắc phục.

Ban Thanh tra nhân dân (BTTND) hiện có 03 thành viên do Đại hội Công chức – viên chức bầu ra, trong đó Trưởng Ban Thanh tra nhân dân là thành viên Ban giám đốc, là người giúp việc cho Ban giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành trong đơn vị, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế khắc phục các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, điều hành thông suốt, đúng pháp luật.

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của đơn vị để thực hiện mục tiêu, kế hoạch khám chữa bệnh, phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị và các Nghị quyết, quyết định của bệnh viện, chịu trách nhiệm trước BGĐ và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện.

đơn vị được phân công phụ trách và ủy quyền của GĐ, tham gia nghiên cứu phát triển dự án mới. Chịu trách nhiệm trước GĐ và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

Các phòng chức năng của bệnh viện gồm 9 phòng, mỗi phòng được phân chia thành các phòng theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: Phòng Hành chánh quản trị gồm 02 tổ: tổ hành chánh quản trị và tổ bảo trì; Phòng Tài chính kế toán gồm 02 tổ: tổ kế toán và tổ thu phí.

Bệnh viện An Bình là đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước, vì vậy bên cạnh các phòng ban chức năng, đơn vị trực thuộc, bệnh viện còn có các tổ chức chính trị, đoàn thể: Đảng bộ bệnh viện, Ủy ban Kiểm tra đảng ủy; Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Các tổ chức chính trị, đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đảng tại bệnh viện là hạt nhân chính trị, lãnh đạo bệnh viện thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, giám sát mọi hoạt động của đơn vị.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin đã có nhiều tác động đến hoạt động của các đơn vị trong ngành. Việc cập nhật thông tin từ nội bộ ngành cũng như các quy định của nhà nước ngày càng thuận tiện hơn, Bệnh viện An Bình cũng đã thành lập riêng trang web của đơn vị(http://www.benhvienanbinh.vn). Ngoài ra, đơn vị hiện đang hướng đến việc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế (ISO – International Standard Organization) trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, vì thế các quy trình xử lý công việc từ chuyên môn đến quản lý đã và đang từng bước được chuẩn hóa bằng văn bản.

4.2.1.3. Thực trạng chính sách nhân sự ảnh hưởng đến KSNB

Về đặc đim lc lượng lao động: Lực lượng lao động tại bệnh viện chủ yếu là lao động trực tiếp đa số có trình độ đại học trở lên, lao động gián tiếp đa số có trình độ đại học trở lên, một số ít có trình độ dưới đại học và công nhân kỹ thuật chủ yếu làm việc tại các vị trí như: văn thư, lái xe, quản trị mạng…

Với tình hình chung của cả nước là thiếu bác sĩ, bệnh viện An Bình lại càng trầm trọng hơn do vị trí địa lý quận 5 là quận tập trung rất nhiều bệnh viện, các bác sĩ mới ra trường xin vào làm việc ở các bệnh viện có thu nhập cao, chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ tốt…, nhiều bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh

nghiệm cũng xin chuyển công tác qua các bệnh viện khác. Bên cạnh đó, hiện nay Đảng và Nhà nước đang kêu gọi xã hội hóa lĩnh vực y tế, nhiều cơ sở y tế tư nhân với quy mô lớn ra đời đã thu hút nhiều bác sĩ giỏi từ lĩnh vực công sang do chênh lệch thu nhập khá lớn giữa hai lĩnh vực.

Về chính sách tuyển dụng: Việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, luân chuyển nhân sự được thực hiện song song với công tác tổ chức theo yêu cầu thực tế nhiệm vụ của đơn vị và các quy định bắt buộc của Nhà nước. Qua kết quả khảo sát hầu hết các khoa phòng 33/33 (chiếm 100%) đã có quy chế tuyển dụng và luân chuyển cán bộ, nhân viên theo “đề án vị trí việc làm” Tuy nhiên, qua xem xét thực tế, có những khoa phòng vẫn đang áp dụng các quy chế tuyển dụng đã được ban hành từ nhiều năm trước, không còn phù hợp với tình hình quản lý hiện tại.

Tình hình thiếu nhân sự đã ảnh hưởng rất lớn chính sách nhân sự của ngành. Mặc dù vậy, khi tuyển dụng các đơn vị vẫn quan tâm xem xét kỹ về đạo đức và trình độ chuyên môn của người xin việc. Nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y tế là một nghề nghiệp đặc thù đòi hỏi không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có đạo đức tốt, biết thương người bệnh mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhờ có chính sách tuyển dụng, nhà quản lý bước đầu sàn lọc và tuyển dụng được những nhân viên phù hợp, biết được năng lực họ, từ đó công việc phân công nhiệm vụ, quy hoạch đào tạo được dễ dàng, thuận tiện.

Tuy nhiên, tìm hiểu thực tế tại các khoa phòng vẫn còn có những cán bộ được tuyển dụng do quen biết, quan hệ không qua thi tuyển, nên chất lượng cán bộ tại các khoa phòng này còn nhiều hạn chế. Lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp tại đơn vị thường được ký hợp đồng tuyển dụng dài hạn. Hiện nay, các quy chế, nội quy được các công ty đưa ra chủ yếu áp dụng cho đối tượng lao động gián tiếp.

Về chính sách đào tạo: Sau khi tuyển dụng, các đơn vị có những chính sách, biện pháp để phát triển đội ngũ nhân viên trung thực và có trình độ chuyên môn thông qua nhiều hình thức:

-Cử tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nâng cao (ngắn hạn và dài hạn) tại các Viện, Trường, Trung tâm Đào tạo, các Bệnh viện tuyến trên…

-Phối hợp với tuyến trên thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn ngắn hạn, chuyển giao các kỹ thuật mới theo Quyết định số 1816/QĐ- BYT ngày 26

tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”.

-Thực hiện tuyên truyền, vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

-Phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên phát động các phong trào thi đua theo lời dạy của Bác Hồ “lương y như từ mẫu”.

-Nêu gương người tốt, điển hình để mọi người học tập…

Song song với công tác đào tạo về chuyên môn và đạo đức, hầu hết các đơn vị trong ngành có xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và nó được truyền đạt đến tất cả các cán bộ viên chức trong đơn vị biết để thực hiện.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ để sẵn sàng thay thế các vị trí quan trọng của đơn vị khi cần thiết của các đơn vị trong ngành còn hạn chế.

Ngoài ra,việc giao chi tiêu đào tạo cán bộ y tế hàng năm hiện nay là chưa phù hợp với nhu cầu thực tế (thừa điều dưỡng, dược sĩ trung học…, thiếu bác sĩ, y sĩ y học dự phòng, dược sĩ đại học…). Chính điều này đã gây lãng phí rất lớn, nhiều người học điều dưỡng, dược sĩ trung học không thể tìm được việc làm với chuyên môn phù hợp.

Vcông tác đánh giá và bnhim: Tại các khoa phòng trong bệnh viện đã thực hiện việc đánh giá định kỳ kết quả công việc của mỗi viên chức theo các tiêu chuẩn và phương pháp phù hợp. Quy định các trưởng khoa phòng có trách nhiệm hàng tháng căn cứ vào năng lực thực tế và hiệu quả làm việc của từng công chức, viên chức trong khoa phòng tổ chức họp, bình xét, đánh giá phân loại hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên theo bốn mức A, B, C, D đã được bệnh viện quy định trong “Quy chế chi tiêu nội bộ. Trường hợp nếu có khoa phòng không tổ chức kỳ đánh giá, bình xét hiệu quả công việc theo đúng các tiêu chí thì tất cả cán bộ nhân viên của khoa,phòng ban đó sẽ chịu hạ mức xếp loại chung xuống loại C. Kết quả xếp loại cán bộ nhân viên của mỗi khoa/ phòng hàng tháng được chuyển cho Phòng Tổ chức cán bộ kiểm tra, sau đó trình Hội đồng thi đua khen thưởng xét duyệt. Các mức đánh giá hiệu quả công việc của viên chức được xây dựng tại đơn vị là hợp lý, sát với thực tế, không tạo áp lực đối với nhân viên để dẫn đến các sai

sót, gian dối. Tại hầu hết các khoa/ phòng trong đơn vị kết quả đánh giá thành tích của công chức, viên chức gắn với: chính sách tiền lương (33/33); chính sách khen thưởng, kỷ luật (nội quy lao động) (33/33); chính sách đề bạt (28/33); chính sách đào tạo (27/33). Kết quả bình xét hiệu quả công việc nêu trên sẽ là căn cứ để mỗi cán bộ nhân viên hưởng hệ số lương năng suất.

Hệ số đánh giá hiệu quả công việc của công chức, viên chức tại Bệnh viện An Bình được thể hện ở bảng 4.6 dưới đây

Bảng 4.6 : Hệ số đánh giá hiệu quả công việc của công chức, viên chức tại Bệnh viện An Bình

TT Ni dung Các chtiêu

1 A = 100%

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng, hiệu quả cao, hoàn thành khối lượng công việc lớn;

-Đảm bảo ngày giờ công, đảm bảo thời gian làm việc trong ngày theo quy định; không vi phạm nội quy lao động của bệnh viện, không vi phạm pháp luật của Nhà nước;

- Chấp hành tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua do bệnh viện phát động, nhiệt tình tham gia các hoạt động của đoàn thê quần chúng;

-Đối với người lao động được bệnh viện cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phải đảm bảo tốt nghiệp được cấp văn bằng, chứng chỉ.

2 B = 80%

- Hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ trung bình, khối lượng công việc được giao đều hoàn thành;

-Đảm bảo đủ ngày công chế độ, không vi phạm nội quy lao động của bệnh viện, không vi phạm pháp luật của Nhà nước;

- Có số ngày công nghỉ ốm, nghỉ con ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động ≤ 5 ngày/tháng; nghỉ việc riêng không hưởng lương ≤ ½ tháng, trừ trường hợp đặc biệt.

3 C = 60%

-Khối lượng công việc ít, hoàn thành công việc ở mức độ thấp; - Có số ngày công nghỉ ốm, nghỉ con ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động ≤ 6 công/tháng; nghỉ việc riêng không hưởng lương ≤ 1 tháng, trừ trường hợp đặc biệt.

4 D = 0

-Nghỉ không lương

-Vi phạm nội quy, kỷ luật lao động của bệnh viện, và các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

-Đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật của Hội đồng thi đua khen thưởng.

(Nguồn: Quy chế Chi tiêu nội bộ bệnh viện An Bình, ban hành Quyết định số 48/QĐ-BV ngày 06/2/2015)

Tại bệnh viện, các trưởng, phó khoa/ phòng, các điều dưỡng trưởng, các kỹ thuật viên trưởng được bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 5 năm, Giám đốc, phó Giám đốc do Sở Y Tế TP.HCM bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 5 năm, các đối tượng trên được bổ nhiệm theo đúng quy trình, công bằng và dân chủ. Các khoa/ phòng căn cứ vào quá trình đánh giá, năng lực, phẩm chất của cán bộ nhân viên để giới thiệu quy hoạch, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tính chất kế thừa liên tục giữa các thế hệ.

Vtin lương và chế độ phúc li: Bệnh viện An Bình đang áp dụng các văn bản của Nhà nước và căn cứ vào tình hình hoạt động khám chữa bệnh để xây dựng quy chế trả lương, phương án trả lương cho người lao động đảm bảo phù hợp với thực tế của từng đơn vị. Nhìn chung, bệnh viện đã duy trì được hệ thống trả lương công khai, minh bạch theo kết quả hoạt động của đơn vị cũng như vị trí và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người lao động. Tại bệnh viện, người lao động ngoài hưởng lương do Ngân sách nhà nước cấp còn hưởng lương năng suất (hay còn gọi là chênh lệch thu nhập tăng thêm). Lương năng suất đã động viên, khích lệ người lao động nỗ lực hoàn thành các công việc được giao ở mức độ cao nhất, góp phần vào hiệu quả hoạt động chung của đơn vị. Ngoài tiền lương, bệnh viện An Bình đã có nhiều nỗ lực nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người lao động thông qua các chế độ phúc lợi xã hội khác như: chế độ trang bị trang phục hàng năm, chế độ nghỉ mát hàng năm, phần thưởng cho con CBNCV đạt thành tích cao trong học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)