MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 69)

1. 5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.4. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG

3.4.1. Mô hình kinh tế lượng

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình rất quan trọng, trong đó việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình là một việc làm rất bức thiết của các bệnh viện. Để từ đó có cơ sở đưa ra các biện pháp quản lý và kiểm soát hoạt động bệnh viện. Tuy nhiên hiện nay vấn đề này vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn trong cách đánh giá, đặc biệt là đối với nhiều bệnh viện ở Việt Nam.

Để góp phần nâng cao tính khoa học của đề tài và giúp cho bệnh viện An Bình nhìn nhận đúng các yếu tố ảnh hưởng hệ thống kiểm soát nội bộ, luận văn đã triển khai xây dựng mô hình đánh giá và tiến hành điều tra thực tế. Do đó, tôi đã áp dụng việc phân tích dựa trên mô hình có dạng hàm logit (logit models).

Để phân tích định lượng ảnh hưởng của các nhân tố đến xác suất xảy ra một biến cố nào đó, phần lớn các nghiên cứu trước đây, người ta mô hình hóa mối quan hệ này bởi một mô hình xác suất tuyến tính và kiểm định nó bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS. Trong chừng mực nhất định, phương pháp này không đảm bảo độ chính xác của mô hình (Damodar N. Gujarati (1988); Jeffrey M. Wooldridge (2005). Kết quả kiểm định có thể bị sai lệch nhiều do nhược điểm của kiểm định bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS là mô hình phải thỏa mãn 5 điều kiện của mô hình xác suất tuyến tính (BLUE).

sử dụng mô hình xác suất phi tuyến tính Logit và sử dụng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa MLE (Maximum Likelihood Estimates) để kiểm định mô hình đưa ra. Ưu điểm của mô hình và phương pháp kiểm định MLE này là mô hình phi tuyến tính Logit không cần phải thõa mãn 5 điều kiện BLUE của mô hình xác suất tuyến tính với kiểm định OLS. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các yếu tố với xác suất xảy ra biến cố là loại quan hệ hai tính chất tùy thuộc vào đặc tính của vấn đề, tức là nếu không xảy ra biến cố thì kết quả nhận được là không hoặc bằng zero, còn nếu xảy ra biến cố thì kết quả nhận được là có hoặc bằng 1. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp này mô hình lựa chọn nhị nguyên là mô hình phù hợp nhất.

Trên thế giới hiện nay, người ta sử dụng 3 kỹ thuật để phân tích định lượng vấn đề này là phân tích xác suất tuyến tính, phân tích probit và phân tích logit. Tuy nhiên, khi biến phụ thuộc là nhị nguyên, các giả thuyết của mô hình OLS là không thõa mãn. Vì vậy, mô hình xác suất tuyến tính là không phù hợp và việc này có thể giải quyết thông qua việc phân tích logit hoặc phân tích probit, mà ở đó nó bảo đảm xác suất dự đoán đúng nằm trong khoảng tin cậy.

Trong khuôn khổ của đề tài nhằm để xác định ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình, luận văn sử dụng mô hình logit nhị nguyên.

Mô hình hàm xác suất phi tuyến tính Logit có dạng:

Pi = E(Y = 1 | Xi) = β + Σβi.Xi

Trong đó: Xi (i=1÷n) là một véc tơ bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất xảy ra biến cố. Y = 1 có nghĩa là xảy ra biến cố. Ta có thể xem xét mô hình trên dưới dạng:          n 1 i ) i X i ( e 1 1 ) i X 1 Y ( E i P

Trong đó: e là cơ số của Logarit tự nhiên;

Xi (i=1÷n) là véc tơ các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất xảy ra hệ thống kiểm soát nội bộ của bênh viên An Bình

 và i (i=1÷n) là hệ số tự do và các hệ số của các nhân tố Xi; Y = 1 có nghĩa là xảy ra biến cố. Ta đặt:

1 e Zi 1 i P    Trong đó, Zi =  + i.Xi (7)

Công thức (7) là hàm có phân phối logit. Zi nhận giá trị từ - đến +. Pi nhận giá trị từ 0 đến 1 và Pi có quan hệ phi tuyến với Zi (hàm của Xi) và phi tuyến với các hệ số  và i.

Từ công thức (7) ta thấy, nếu Pi là xác suất xảy ra việc ảnh hưởng hệ thống kiểm soát thì (1 - Pi) là xác suất không xảy ra hoặc ảnh hưởng kém và:

1 eZi 1 i P 1    (8) Từ công thức (7) và công thức (8) ta có: i Z e i Z e 1 i Z e 1 i P 1 i P       (9) i P 1 i P 

(10) được gọi một cách giản đơn là tỷ số xác suất của sự kiện (odds ratio).

Lấy Logarit của tỷ số (9) này ta có:

i X . n 1 i i i Z ) i P 1 i P ln( i L         (11) Công thức (11) cho ta Li là Log của tỷ số 2 xác suất (10) trên và Log này không những tuyến tính với Xi mà còn tuyến tính với các hệ số i của chúng. Mô hình (11) được gọi là mô hình Logit. Việc ước lượng mô hình Logit tức là ta ước lượng mô hình (11).

- P nhận giá trị từ 0 đến 1 vì miền của Z là -∞ đến +∞ nên Logit của Li sẽ đi từ -∞ đến +∞. - Mặc dù Li là tuyến tính với Xi nhưng xác suất P của nó thì không.

Dựa vào công cụ tin học, luận văn tiến hành xử lý số liệu trên chương trình LIMDEP phiên bản V8.0 với các biến độc lập để xem xét ảnh hưởng của chúng đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.

3.4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo.

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, đối tượng được mời phỏng vấn đều cho rằng các nhân tố mà tác giả đề xuất có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình và các phát biểu dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình có thể hiểu được. Ngoài ra, họ cũng đưa ra một số ý kiến để điều chỉnh nội dung phát biểu phù hợp.

Sử dụng phương pháp lấy biến dựa trên thảo luận cho mô hình Logit, phương pháp đã được áp dụng nhiều trên thế giới. Phương pháp này tại Việt Nam cũng đã được nhiều chuyên gia sử dụng trong các nghiên cứu như nghiên cứu của Lê Ngọc Hương (2009); Nguyễn Quyết Thắng và Lê Hữu Ảnh (2012)... Kết quả thảo luận nhóm, chúng tôi đã lấy ra 08 yếu tố được các chuyên gia thông nhất trên 50% là có thể ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.

Bảng 3.2: Thang đo chính thức được mã hóa

STT

hóa Tên biến Thuộc nhóm

yếu tố

1 X1 Hành vi của Lãnh đạo trong việc triển khai KSNB

Môi trường kiểm soát

2 X2 Cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp cho việc triển khai HTKSNB

X3 Quy mô đơn vị

4 X5 Các thủ tục kiểm soát Hệ thống kiểm soát

5 X6 Thông tin truyền thông về hệ thống KSNB Thông tin truyền

thông

6 X7 Hệ thống giám sát Giám sát

(Nguồn: tác giả đề xuất và tổng hợp)

3.4.3. Giả thuyết mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu tác giả đề nghị có 08 biến độc lập là có thể ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

- X1: Hành vi của Lãnh đạo: Đây là yếu tố thuộc môi trường kiểm soát, hành vi của lãnh đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến HTKSNB. Tại một đơn vị hay bệnh viện, nếu lãnh đâọ có quyết tâm cao thì hệ thống kiểm ostas sẽ chặt chễ và tốt hoặc ngược lại.

X1: kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều (+)

- X2: Cơ cấu tổ chức quản lý: Một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp sẽ thuậ tiện cho việc triển khai HTKSNB và ngược lại

X2: kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều (+)

- X3: Quy mô đơn vị: Đây là yếu tố thuộc môi trường kiểm soát,. Quy mô của đơn vị cũng ảnh hưởng đến HTKSNB. Nếu bệnh viện quy mô lớn với nhiều Phòng, ban và Khoa thì việc triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Tuy nhiên, càng quy mô càng lớn việc triển khai HTKSNB phải được tăng cường và coi trọng hơn để quản lý

X3: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

- X4: Lĩnh vực hay hoạt động có nguyên cơ rủi ro cao. Đây là yếu tố rất quan trọng trong một bệnh viện. Nếu lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao thì bắt buộc hệ thống kiểm soát phải chặt chẽ hơn.

X4: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

- X5: Các thủ tục kiểm soát: Đây là yếu tố thuộc hệ thống kiểm soát. Thủ tục kiểm soát càng chặt chẽ và hợp lý càng nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB và ngược

lại

X5: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

- X6: Thông tin truyền thông về hệ thống KSNB. Thông tin và truyền thông tốt có tác dụng rất lớn đến việc triển khai và tổ chức hệ thông KSNB trong một đơn vị và ngược lại

X6: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

- X7: Hệ thống giám sát: Hệ thống giám sát chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện tốt KSNB trong một đơn vị

X7: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

Từ giả thuyết, tác giả tóm tắt mô hình nghiên cứu sau:

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

1. Hành vi của Lãnh đạo

6. Thông tin truyền thông

7. Hệ thống giám sát 2. Cơ cấu tổ chức quản lý

3. Quy mô của đơn vị

4. Hoạt động có nguy cơ rủi ro cao

5. Các thủ tục kiểm soát

Hệ Thống KSNB của Bênh Viện

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 08 biến, gồm: Hành vi của Lãnh đạo; Cơ cấu tổ chức quản lý; Quy mô của đơn vị; Hoạt động có nguyên cơ rủi ro cao; Các thủ tục kiểm soát; Hệ thống thông tin kế toán; Thông tin truyền thông

Trong đó kỳ vọng có 08 biến có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Sau đó bắt đầu tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được bằng các phương pháp thống kê, xử lý số liệu thông qua phần mềm LIMDEP V 8.0và sử dụng phương pháp hồi quy Logit để phân tích đánh giá tác động ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Kết quả sẽ được tác giả trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN AN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA BỆNH VIỆN AN BÌNH –

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN AN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Bệnh viện An Bình tọa lạc trên một khu đất rộng 17.361 m² thuộc phường 7, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Khởi thủy của Bệnh viện An Bình ngày nay là một ngôi chùa của người Hoa, được xây cất từ năm 1892. Chức năng chủ yếu là khám chữa bệnh cho đồng bào lao động nghèo khó.

- Năm 1978, Bệnh viện được công lập hóa, trở thành Bệnh viện AN BÌNH, là bệnh viện đa khoa với 300 giường do Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh quản lý trực tiếp. Trải qua quá trình phát triển không ngừng, đặc biệt là gần 20 năm qua, Bệnh viện được Thành phố Hồ Chí Minh liên tục giao nhiệm vụ thí điểm thu phí một phần từ năm 1972 đến năm 1994.

- Ngày 19/5/1994, căn cứ vào Quyết định số 247/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện An Bình được vinh dự nhận trách nhiệm do Đảng bộ và Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giao: “Chăm lo sức khỏe cho nhân dân lao động nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh” và từ đó bệnh viện mang tên mới: Bệnh viện Miễn phí An Bình. Bệnh viện Miễn phí An Bình là một bệnh viện đa khoa, được sự quản lý trực tiếp của Sở Y Tế TP.HCM. Bệnh viện gồm 500 giường, được xây dựng với 4 mũi nhọn của ngành y tế Việt Nam: Nội, Ngoại, Sản,

Nhi.

- Sau nhiều năm phục vụ sức khỏe cho nhân dân lao động nghèo của Thành phố, ngày 27/11/2001 căn cứ vào Quyết định số 115/2001/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân TP.HCM Bệnh viện Miễn phí An Bình được đổi tên thành Bệnh Viện AN BÌNH cho đến nay.

Hiện tại, Bệnh viện An Bình là một trong những bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y Tế TP.HCM. Với đội ngũ Y, Bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, bệnh viện có đủ các chuyên khoa lớn, trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

Sau ngày đất nước thống nhất đến nay, Bệnh viện An Bình-Thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vững sự ổn định và phát triển, quản lý và vận hành tốt bệnh viện, đồng bộ và hiện đại, với kỹ thuật và công nghệ luôn được đổi mới và áp dụng, đội ngũ thầy thuốc và nhân viên có đủ trình độ và đạo đức nghề nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng bệnh viện, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

4.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng của từng đơn vị

4.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức các khoa phòng được xây dựng phù hợp với các quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy. Cơ cấu tổ chức hợp lý là yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý đơn vị. Để môi trường kiểm soát tốt, đơn vị phải có sơ đồ cơ cấu tổ chức và sự phân định quyền hạn trách nhiệm giữa các cấp rõ ràng.

Ban Giám đốc, Ban thanh tra nhân dân, các phòng chức năng, các khoa điều trị lâm sàng, các khoa cận lâm sàng, các đoàn thể.

Ban Thanh tra nhân dân được bầu ra sau Đại hội công chức – viên chức của Bệnh viện. Ban Thanh tra nhân dân gồm có 3 người,với nhiệm kỳ công tác 5 năm, Ban có nhiệm tra kiểm tra và giám sát các hoạt động trong bệnh viện.

Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Bệnh viện An Bình

(Nguồn: Bệnh viện An Bình, 2015)

Bệnh viện An Bình là đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước, vì vậy bên cạnh các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc, Bệnh viện An Bình còn có các tổ chức chính trị, đoàn thể: Đảng ủy Bệnh viện An Bình, Công đoàn, Đoàn TNCS. Các tổ chức chính trị, đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đảng tại đơn vị là hạt nhân chính trị, lãnh đạo đơn vị thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, giám sát mọi hoạt động của đơn vị.

4.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị

Giám đốc

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của bệnh viện để thực hiện mục tiêu, kế hoạch khám chữa bệnh, phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị và các Nghị quyết, quyết định của Ban Giám đốc, chịu trách nhiệm trước BGĐ đơn vị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và

GIÁM ĐỐC

THÀNH VIÊN BAN THANH TRA NHÂN DÂN BAN THANH TRA NHÂN DÂN

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KHOCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)