Giả thuyết mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 73 - 76)

1. 5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.4. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG

3.4.3. Giả thuyết mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu tác giả đề nghị có 08 biến độc lập là có thể ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

- X1: Hành vi của Lãnh đạo: Đây là yếu tố thuộc môi trường kiểm soát, hành vi của lãnh đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến HTKSNB. Tại một đơn vị hay bệnh viện, nếu lãnh đâọ có quyết tâm cao thì hệ thống kiểm ostas sẽ chặt chễ và tốt hoặc ngược lại.

X1: kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều (+)

- X2: Cơ cấu tổ chức quản lý: Một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp sẽ thuậ tiện cho việc triển khai HTKSNB và ngược lại

X2: kỳ vọng dấu sẽ tác động cùng chiều (+)

- X3: Quy mô đơn vị: Đây là yếu tố thuộc môi trường kiểm soát,. Quy mô của đơn vị cũng ảnh hưởng đến HTKSNB. Nếu bệnh viện quy mô lớn với nhiều Phòng, ban và Khoa thì việc triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Tuy nhiên, càng quy mô càng lớn việc triển khai HTKSNB phải được tăng cường và coi trọng hơn để quản lý

X3: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

- X4: Lĩnh vực hay hoạt động có nguyên cơ rủi ro cao. Đây là yếu tố rất quan trọng trong một bệnh viện. Nếu lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao thì bắt buộc hệ thống kiểm soát phải chặt chẽ hơn.

X4: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

- X5: Các thủ tục kiểm soát: Đây là yếu tố thuộc hệ thống kiểm soát. Thủ tục kiểm soát càng chặt chẽ và hợp lý càng nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB và ngược

lại

X5: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

- X6: Thông tin truyền thông về hệ thống KSNB. Thông tin và truyền thông tốt có tác dụng rất lớn đến việc triển khai và tổ chức hệ thông KSNB trong một đơn vị và ngược lại

X6: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

- X7: Hệ thống giám sát: Hệ thống giám sát chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện tốt KSNB trong một đơn vị

X7: kỳ vọng dấu sẽ tác động ngược cùng chiều (+)

Từ giả thuyết, tác giả tóm tắt mô hình nghiên cứu sau:

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

1. Hành vi của Lãnh đạo

6. Thông tin truyền thông

7. Hệ thống giám sát 2. Cơ cấu tổ chức quản lý

3. Quy mô của đơn vị

4. Hoạt động có nguy cơ rủi ro cao

5. Các thủ tục kiểm soát

Hệ Thống KSNB của Bênh Viện

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 08 biến, gồm: Hành vi của Lãnh đạo; Cơ cấu tổ chức quản lý; Quy mô của đơn vị; Hoạt động có nguyên cơ rủi ro cao; Các thủ tục kiểm soát; Hệ thống thông tin kế toán; Thông tin truyền thông

Trong đó kỳ vọng có 08 biến có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Sau đó bắt đầu tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được bằng các phương pháp thống kê, xử lý số liệu thông qua phần mềm LIMDEP V 8.0và sử dụng phương pháp hồi quy Logit để phân tích đánh giá tác động ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Kết quả sẽ được tác giả trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN AN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA BỆNH VIỆN AN BÌNH –

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)