Các thành phần tham gia thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 65 - 72)

STT Cơ quan Số lượng Thành phần

1. Ban giám đốc 03 Giám đốc và Phó giám đốc

2. Lãnh đạo các phòng 06 Trưởng và phó phòng

3. Lãnh đạo các khoa 09 Trưởng và phó Khoa

4. Lãnh đạo quản lý cấp trên 02 Trưởng phòng và Phó phòng

TCKT Văn phòng Sở Y tế

Phương pháp thực hiện thảo luận nhóm:

Tác giả đã phác thảo trước nội dung buổi thảo luận với các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn liên quan đến đánh giá công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

Sau đó tiến hành lập danh sách khách mời và thông báo cho khách mời về thời gian, địa điểm, nội dung cuộc thảo luận với các thành viên tổ tư vấn .

Trong cuộc thảo luận, tác giả đã đặt ra những câu hỏi được chuẩn bị sẵn nhằm lấy ý kiến của các thành viên tham gia. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận tác giả đã tổng hợp các ý kiến đóng góp và đi đến thống nhất xây dựng mô hình nghiên cứu

mà tác giả đã đề xuất gồm các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.

3.2.1.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc thiết kế mẫu, mẫu được thu thập thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với cấp quản lý, chuyên viên các phòng ban, các lãnh đạo khoa và chuyên viên hành chính các khoa… những người hiểu về hệ thông kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.

Mục đích của nghiên cứu khi sử dụng phương pháp định lượng:

Các thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu chính thức.

Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến nghiên cứu định lượng.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phần mềm LIMDEP V 8.0.

Dữ liệu thu được sẽ mã hóa và được xử lý bằng phần mềm LIMDEP V 8.0. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Mã hóa dữ liệu. Bước 2: Thống kê mô tả.

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo.

Bước 4: Khẳng định mô hình hoặc điều chỉnh mô hình (Nếu có). Bước 5: Kiểm định sự phù hợp của mô hình.

Bước 6: Hồi quy Logit.

Bước 7: Kiểm định các giả thuyết.

3.2.2 Quy trình nghiên cứu

Từ những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập, công tác thực tế, với những ý tưởng ban đầu cộng với tham khảo ý tưởng từ những bài nghiên cứu trước và lấy ý kiến từ các chuyên gia trong ngành. Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng quy trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bênh viên An Bình. Sau đó vận dụng các phần mềm phân tích định lượng, thống kê, tác giả tiến hành phân phân tích dữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, cụ thể quy trình nghiên cứu như sau:

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

3.2.3. Thu thập số liệu

Sau khi tác giả tham khảo các nghiên cứu về công tác tổ chức kế toán của các nhà nghiên cứu trước đây, tác giả đã tổng hợp, phân tích, lượng hóa các nhân tố thuộc tính và dựa vào nghiên cứu định tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định lượng sơ bộ Điều chỉnh Thang đo 1 Thang đo 2 Thang đo chính thức Nghiên cứu định tính Điều chỉnh

Nghiên cứu định lượng

Sàng lọc làm sạch dữ liệu

Kiểm định tương quan biến

Phân tích hồi quy Logit.

Kiểm định Likelihood Ratio Test

Viết báo cáo nghiên cứu

định lượng. Thông tin của thang đo được thu thập cùng một lúc với kích thước mẫu là 98 bảng câu hỏi được phát ra.

Các biến quan sát trong mô hình đều được đánh giá theo thang đo gồm 02 loại:

- Likert (Rennis Likert, 1932), gồm có 5 mức độ. Cụ thể: Mức (1): Hoàn toàn không đồng ý.

Mức (2): Không đồng ý. Mức (3): Bình thường. Mức (4): Đồng ý. Mức (5): Rất đồng ý.

Mỗi câu hỏi được thiết kế sẽ thể hiện một tiêu chí và được xem là cơ sở để đánh giá sự tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình. Đây là cách thiết kế giúp cho người được khảo sát sẽ đưa ra những nhận định khác nhau đối với những nhân tố tác động đến đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình. Bảng câu hỏi được phát thảo gồm có các câu hỏi tương ứng với các nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.

3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu: 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu:

Kích thước mẫu (n): là số lượng đối tượng quan sát phải thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định.

Ước lượng cỡ mẫu theo công thức: n Ns22 Z22 2

N x s Z

 

   

Trong đó:

+ N: Số lượng CBNV các phòng ban và các khoa; + Độ tin cậy = 95%;

+ x trong phạm vi cho phép = 5%; s: là độ lệch chuẩn

Sau đó dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Limdep V 8.0.

Cách lấy mẫu: bảng câu hỏi được thiết kế sẵn với các nhân tố và được thực hiện trực tiếp. Phương pháp chọn mẫu theo phân nhóm cụ thể.

nhân viên có am hiểu về HTKSNB.

3.3.2. Thu thập dữ liệu.

Dữ liệu được thu thập bằng cách: trực tiếp gửi bảng câu hỏi cho đối tượng khảo sát.

3.3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu mã hóa, sau khi được làm sạch và kiểm tra, dữ liệu được xử lý trên phần mềm Limdep V 8.0 qua 02 bước:

- Kiểm tra sự tương quan biến của mô hình Logit. - Chạy mô hình hồi quy Logit

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy.

3.4. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 3.4.1. Mô hình kinh tế lượng 3.4.1. Mô hình kinh tế lượng

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình rất quan trọng, trong đó việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình là một việc làm rất bức thiết của các bệnh viện. Để từ đó có cơ sở đưa ra các biện pháp quản lý và kiểm soát hoạt động bệnh viện. Tuy nhiên hiện nay vấn đề này vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn trong cách đánh giá, đặc biệt là đối với nhiều bệnh viện ở Việt Nam.

Để góp phần nâng cao tính khoa học của đề tài và giúp cho bệnh viện An Bình nhìn nhận đúng các yếu tố ảnh hưởng hệ thống kiểm soát nội bộ, luận văn đã triển khai xây dựng mô hình đánh giá và tiến hành điều tra thực tế. Do đó, tôi đã áp dụng việc phân tích dựa trên mô hình có dạng hàm logit (logit models).

Để phân tích định lượng ảnh hưởng của các nhân tố đến xác suất xảy ra một biến cố nào đó, phần lớn các nghiên cứu trước đây, người ta mô hình hóa mối quan hệ này bởi một mô hình xác suất tuyến tính và kiểm định nó bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS. Trong chừng mực nhất định, phương pháp này không đảm bảo độ chính xác của mô hình (Damodar N. Gujarati (1988); Jeffrey M. Wooldridge (2005). Kết quả kiểm định có thể bị sai lệch nhiều do nhược điểm của kiểm định bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS là mô hình phải thỏa mãn 5 điều kiện của mô hình xác suất tuyến tính (BLUE).

sử dụng mô hình xác suất phi tuyến tính Logit và sử dụng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa MLE (Maximum Likelihood Estimates) để kiểm định mô hình đưa ra. Ưu điểm của mô hình và phương pháp kiểm định MLE này là mô hình phi tuyến tính Logit không cần phải thõa mãn 5 điều kiện BLUE của mô hình xác suất tuyến tính với kiểm định OLS. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các yếu tố với xác suất xảy ra biến cố là loại quan hệ hai tính chất tùy thuộc vào đặc tính của vấn đề, tức là nếu không xảy ra biến cố thì kết quả nhận được là không hoặc bằng zero, còn nếu xảy ra biến cố thì kết quả nhận được là có hoặc bằng 1. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp này mô hình lựa chọn nhị nguyên là mô hình phù hợp nhất.

Trên thế giới hiện nay, người ta sử dụng 3 kỹ thuật để phân tích định lượng vấn đề này là phân tích xác suất tuyến tính, phân tích probit và phân tích logit. Tuy nhiên, khi biến phụ thuộc là nhị nguyên, các giả thuyết của mô hình OLS là không thõa mãn. Vì vậy, mô hình xác suất tuyến tính là không phù hợp và việc này có thể giải quyết thông qua việc phân tích logit hoặc phân tích probit, mà ở đó nó bảo đảm xác suất dự đoán đúng nằm trong khoảng tin cậy.

Trong khuôn khổ của đề tài nhằm để xác định ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình, luận văn sử dụng mô hình logit nhị nguyên.

Mô hình hàm xác suất phi tuyến tính Logit có dạng:

Pi = E(Y = 1 | Xi) = β + Σβi.Xi

Trong đó: Xi (i=1÷n) là một véc tơ bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất xảy ra biến cố. Y = 1 có nghĩa là xảy ra biến cố. Ta có thể xem xét mô hình trên dưới dạng:          n 1 i ) i X i ( e 1 1 ) i X 1 Y ( E i P

Trong đó: e là cơ số của Logarit tự nhiên;

Xi (i=1÷n) là véc tơ các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất xảy ra hệ thống kiểm soát nội bộ của bênh viên An Bình

 và i (i=1÷n) là hệ số tự do và các hệ số của các nhân tố Xi; Y = 1 có nghĩa là xảy ra biến cố. Ta đặt:

1 e Zi 1 i P    Trong đó, Zi =  + i.Xi (7)

Công thức (7) là hàm có phân phối logit. Zi nhận giá trị từ - đến +. Pi nhận giá trị từ 0 đến 1 và Pi có quan hệ phi tuyến với Zi (hàm của Xi) và phi tuyến với các hệ số  và i.

Từ công thức (7) ta thấy, nếu Pi là xác suất xảy ra việc ảnh hưởng hệ thống kiểm soát thì (1 - Pi) là xác suất không xảy ra hoặc ảnh hưởng kém và:

1 eZi 1 i P 1    (8) Từ công thức (7) và công thức (8) ta có: i Z e i Z e 1 i Z e 1 i P 1 i P       (9) i P 1 i P 

(10) được gọi một cách giản đơn là tỷ số xác suất của sự kiện (odds ratio).

Lấy Logarit của tỷ số (9) này ta có:

i X . n 1 i i i Z ) i P 1 i P ln( i L         (11) Công thức (11) cho ta Li là Log của tỷ số 2 xác suất (10) trên và Log này không những tuyến tính với Xi mà còn tuyến tính với các hệ số i của chúng. Mô hình (11) được gọi là mô hình Logit. Việc ước lượng mô hình Logit tức là ta ước lượng mô hình (11).

- P nhận giá trị từ 0 đến 1 vì miền của Z là -∞ đến +∞ nên Logit của Li sẽ đi từ -∞ đến +∞. - Mặc dù Li là tuyến tính với Xi nhưng xác suất P của nó thì không.

Dựa vào công cụ tin học, luận văn tiến hành xử lý số liệu trên chương trình LIMDEP phiên bản V8.0 với các biến độc lập để xem xét ảnh hưởng của chúng đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.

3.4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo.

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, đối tượng được mời phỏng vấn đều cho rằng các nhân tố mà tác giả đề xuất có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình và các phát biểu dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình có thể hiểu được. Ngoài ra, họ cũng đưa ra một số ý kiến để điều chỉnh nội dung phát biểu phù hợp.

Sử dụng phương pháp lấy biến dựa trên thảo luận cho mô hình Logit, phương pháp đã được áp dụng nhiều trên thế giới. Phương pháp này tại Việt Nam cũng đã được nhiều chuyên gia sử dụng trong các nghiên cứu như nghiên cứu của Lê Ngọc Hương (2009); Nguyễn Quyết Thắng và Lê Hữu Ảnh (2012)... Kết quả thảo luận nhóm, chúng tôi đã lấy ra 08 yếu tố được các chuyên gia thông nhất trên 50% là có thể ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)