Chọn biến và tính số mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 101 - 103)

1. 5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

4.3.1. Chọn biến và tính số mẫu nghiên cứu

nhằm tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng. Đây là phương pháp lấy biến dựa trên thảo luận cho mô hình Logit, phương pháp đã được áp dụng nhiều trên thế giới. Phương pháp này tại Việt Nam cũng đã được nhiều chuyên gia sử dụng trong các nghiên cứu như nghiên cứu của Lê Ngọc Hướng (2007); Nguyễn Quyết Thắng và Lê Hữu Ảnh (2012)… Kết quả thảo luận nhóm, chúng tôi đã lấy ra 08 yếu tố được các chuyên gia thống nhất trên 50% là có thể ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình

Bảng 4.7: Tỷ lệ các biến được chọn trong mô hình Logit

STT Mã hóa Tên biến Tỷ lệ chọn

1 X1 Hành vi của Lãnh đạo trong việc triển khai KSNB 80,3% 2 X2 Cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp cho việc triển khai

HTKSNB 78,2%

3 X3 Quy mô đơn vị 74,5%

4 X4 Lĩnh vực hay hoạt động có nguyên cơ rủi ro cao 64,8%

5 X5 Các thủ tục kiểm soát 60,5%

6 X6 Thông tin truyền thông về hệ thống KSNB 57,4%

7 X7 Hệ thống giám sát 57,4%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Sau khi chọn biến, tác giả đã tiến hành điều tra chọn mẫu không lặp. Số phiếu tối thiểu được tính theo công thức:

Trong đó: - N: Số lượng người tại bệnh viện; Lấy t = 2, Từ đó suy ra: độ tin cậy = 0,9545; Lấy x trong phạm vi cho phép = 5%; Lấy  theo mức chung bình các cuộc điều tra.

Số phiếu tính theo công thức trên là 77 phiếu. Tuy nhiên, để việc lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng mô hình bằng hàm Logit (dạng hàm phân phối xác xuất) trở nên chính xác hơn, tác giả đã điều tra ở quy mô rộng với số phiếu phát ra là 144

Nt2 * 2 n =

N*2

phiếu, sau khi loại đi các phiếu hỏng còn lại là 120 phiếu. Với số phiếu này đủ lớn

để đại diện cho tổng thể nghiên cứu vì đã chiếm gần 55% cán bộ, nhân viên các phòng ban và các khoa tại Bệnh viện An Bình. Những người có am hiểu và liên quan đến kiểm soát nội bộ.

Sau đây là các biến được sử dụng trong mô hình LOGIT phản ánh quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.

Bảng 4.8: Danh sách các biến được sử dụng trong mô hình Logit

STT Biến Mô tả

1 Y = CL = 1 đánh giá cao về HTKSNB bệnh viện

= 0 Nếu đánh giá không cao về HTKSNB bệnh viện

2 X1 = HV Hành vi của Lãnh đạo trong việc triển khai KSNB (cấp độ) 3 X2 = TC Cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp cho việc triển khai HTKSNB

(cấp độ)

4 X3 = QM Quy mô đơn vị (tính trên số giường bệnh) 5 X4 = HĐ Hoạt động có nguyên cơ rủi ro cao (cấp độ) 6 X5 = TTKS Các thủ tục kiểm soát (cấp độ)

8 X6 = TTTT Thông tin truyền thông về hệ thống KSNB (cấp độ) 9 X7 = HTGS Hệ thống giám sát (cấp độ)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đối với biến phụ thuộc “Y”, sử dụng phương pháp gán biến (Lê Ngọc Hướng, 2007). Nếu Y= 0 (nếu phiếu được trả lời ở mức 1 “hoàn thoán không chặt chẽ” và 2 “không chặt chễ lắm”, tức không ảnh hưởng đến HTKSNB của bệnh viện. Y = 1 nếu phiếu được trả lời từ mức 3 “trung bình” đến mức 5 “rất chặt chẽ”, tức ảnh hưởng mạnh đến HTKSNB của bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)