KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 50 - 54)

1. 5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.5. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ

THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT BỆNH VIỆN

2.5.1. Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro trong tổ chức

Trong cuộc sống cũng như bất kỳ lĩnh vực nào đều tiềm ẩn khả năng xảy ra những sự kiện mà chúng ta không mong đợi, không thể tránh khỏi hoàn toàn, người ta gọi đó là rủi ro.

Theo từ điển tiếng Việt (1995) thì “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”. Theo Allan Willett (1990) thì “Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cô không mong đợi”. Theo quan điểm hiện đại (Chuẩn mực quốc tế ISO/IEC Guide 73 hướng dẫn về quản lý rủi ro) thì “Rủi ro là sự kết hợp của một sự kiện có thể xảy ra mà hệ quả của nó mang lại lợi ích hoặc gây ra tổn thất”. Như vậy, rủi ro được nhìn nhận ở cả hai mặt tiêu cực và tích cực, có thể đem đến các bất lợi hoặc cũng có thể mang lại cơ hội.

Trên thực tế có nhiều loại rủi ro khác nhau ảnh hưởng mục tiêu của đơn vị. Tùy theo tiêu thức phân loại, rủi ro được chia thành các loại khác nhau: Căn cứ vào các cấp độ quản lý, rủi ro trong đơn vị bao gồm:

- Rủi ro chiến lược: là nguy cơ đơn vị bị tổn thất do quyết định kinh doanh mang tính chiến lược sai lầm dẫn đến các mục tiêu chiến lược của đơn vị không đạt được.

- Rủi ro hoạt động: là nguy cơ tổn thất do các chính sách, quy định, thủ tục kiểm soát trong các chu trình hoạt động của đơn vị không phù hợp, không hiệu quả hoặc từ các sự kiện bên ngoài đơn vị ảnh hưởng đến việc đạt được

mục tiêu hoạt động hiệu quả.

- Rủi ro tuân thủ: là nguy cơ tổn thất do không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

- Rủi ro báo cáo: là nguy cơ tổn thất do những vi phạm không được báo cáo. Căn cứ vào nguyên nhân tạo nên rủi ro, rủi ro trong đơn vị được chia thành hai nhóm sau:

+ Nhóm rủi ro từ môi trường kinh doanh: là những rủi ro ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh nói chung đối với tất cả các ngành, các đơn vị. Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro này mang tính khách quan, xuất phát từ môi trường kinh doanh bên ngoài đơn vị, như: các thảm họa tự nhiên; suy thoái - khủng hoảng kinh tế, biến động lãi suất, biến động giá cả hàng hóa; sự thay đổi trong chính sách vĩ mô v.v…

+ Nhóm rủi ro từ nội bộ bệnh viện: là các rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động nội bộ của đơn vị. Nguyên nhân gây ra nhóm rủi ro này phát sinh từ các nhân tố trong nội bộ đơn vị, như: sự yếu kém về trình độ, năng lực nhân viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ người lao động không phù hợp; không đủ nguồn nhân lực để hoàn thành các mục tiêu v.v….

Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại mỗi bệnh viện có thể khác nhau, tuy nhiên hoạt động quản trị rủi ro một tổ chức, đơn vị nhìn chung vẫn bao hàm các bước cơ bản sau:

Sơ đồ 2.2 : Quy trình quản trị rủi ro trong tổ chức

(Nguồn: Bài giảng quản trị rủi ro (2009), Học viện Kent)

- Nhận diện rủi ro: là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của đơn vị để có được thông tin về các đối tượng gặp rủi ro, các nguồn phát sinh rủi ro, các loại tổn thất mà rủi ro có thể gây ra cho đơn vị.

- Đo lường rủi ro: là việc đánh giá tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro từ đó đơn vị có các biện pháp quản trị rủi ro thích hợp.

- Kiểm soát rủi ro: là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình, phương pháp, công cụ, kỹ thuật,..nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với đơn vị.

- Tài trợ rủi ro: bao gồm các hoạt động nhằm dự phòng các nguồn tài chính cho các thiệt hại một khi có rủi ro xảy ra.

- Giám sát và tổng kết: là việc đánh giá lại toàn bộ quá trình xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro có được thực hiện

Nhận diện rủi ro và phân tích rủi ro

Đo lường rủi ro

Kiểm soát rủi ro

Tài trợ rủi ro

hay không.

2.5.2. Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ với quản trị rủi ro bệnh viện viện

Hệ thống KSNB và quản trị rủi ro trong bệnh viên có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Một hệ thống KSNB tại bệnh viện hữu hiệu chỉ có thể hạn chế tối đa các sai phạm chứ không thể đảm bảo rủi ro, gian lận và sai sót không xảy ra. Những hạn chế vốn có của KSNB bao gồm:

- Thứ nhất: hệ thống KSNB được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra gây nên những ảnh hưởng bất lợi tới các mục tiêu kiểm soát của bệnh viện.

Hệ thống KSNB là hệ thống các chính sách và thủ tục kiểm soát do nhà quản lý xây dựng và áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của đơn vị: đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy định; đảm bảo sự tin cậy của BCTC; bảo vệ tài sản và đảm bảo hiệu quả của hoạt động. Một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ nó có thể hạn chế được một số tình huống sau:

+ Các thủ tục kiểm soát là do người quản lý đặt ra, nó chỉ kiểm tra việc gian lận và sai sót của nhân viên. Khi người quản lý cấp cao cố tình gian lận, họ có thể tìm cách bỏ qua các thủ tục kiểm soát cần thiết.

+ Con người là gây ra sai sót từ những hạn chế xuất phát từ bản thân như: vô ý, bất cẩn, sao lãng, đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới.

+ Gian lận cũng có thể xảy ra do sự thông đồng giữa các nhân viên trong tổ chức với nhau hoặc với bên ngoài.

+ Nhà quản lý lạm quyền: Nhà quản lý bỏ qua các quy định kiểm soát trong quá trình thực hiện nghiệp vụ có thể dẫn đến việc không kiểm soát được các rủi ro và làm cho môi trường kiểm soát trở nên yếu kém.

+ Những thay đổi của tổ chức, thay đổi quan điểm quản lý và điều kiện hoạt động có thể dẫn đến những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp v.v…

- Thứ hai: hệ thống KSNB được xây dựng trên cơ sở nhận diện và phân tích rủi ro phát sinh trong hoạt động của bệnh viện.

viện sẽ phải thiết lập những chính sách và thủ tục kiểm soát phù hợp. Tuy nhiên, nếu nhà quản lý tại mỗi bệnh viện không có hiểu biết đầy đủ, chính xác, kịp thời về các loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến từng mục tiêu kiểm soát thì các chính sách và thủ tục kiểm soát được xây dựng sẽ không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Quản trị rủi ro trong bệnh viện tốt sẽ giúp nhận diện đầy đủ các loại rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng bất lợi đến mục tiêu kiểm soát, các nhân tố phát sinh rủi ro, các yếu tố có thể sai sót và gian lận, các loại tổn thất, cũng như tần xuất và mức độ nghiêm trọng mà rủi ro gây ra cho đơn vị. Đây là cơ sở quan trọng để các cấp quản lý bệnh viện xây dựng, áp dụng một hệ thống KSNB hiệu quả. Trong quá trình hoạt động của mỗi bệnh viênj do môi trường bên trong và môi trường bên ngoài luôn thay đổi nên các nguồn phát sinh rủi ro cũng thay đổi theo. Vì vậy, các chính sách và thủ tục kiểm soát phải thường xuyên được rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, tránh bị lạc hậu so với sự biến động của các nhân tố gây nên rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)