1. 5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
5.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát
5.2.1.1Hoàn thiện đặc thù quản lý
Nâng cao nhận thức của nhà quản lý về mục tiêu, vai trò, và các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB. Quan điểm, nhận thức và thái độ hành động của các cấp quản lý trong đơn vị ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết lập và vận hành hệ thống KSNB hữu hiệu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ thống KSNB tại một số các khoa/phòng bệnh viện An Bình kém hiệu lực là do nhận thức của các nhà quản lý của khoa/phòng về hệ thống KSNB không đầy đủ, chưa thấy hết vai trò của hệ thống này trong quản lý, nên chưa tìm ra các khiếm khuyết của hệ thống, chưa có biện pháp chỉ đạo kiên quyết để khắc phục các thiếu sót, tồn tại. Do vậy, để nâng cao hiệu lực của hệ thống KSNB tại các khoa/phòng trong đơn vị, trước hết cần phải nâng cao nhận thức, quan điểm của nhà quản lý tại các khoa/phòng về mục tiêu, vai trò, và các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB. Với đặc điểm hầu hết lãnh đạo tại các khoa/ phòng trong đơn vị đi lên từ cán bộ chuyên môn về y tế nên rất cần bệnh viện là đầu mối đứng ra để tổ chức các khóa học ngắn hạn không chỉ về hệ thống KSNB mà còn về nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán , đồng thời lựa chọn các đ ơ n v ị k h á c có hệ thống KSNB đã được vận hành một cách hữu hiệu để tổ chức khảo sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, bản thân mỗi một cán bộ quản lý tại các khoa/ phòng cũng cần chủ động tự nghiên cứu, tìm hiểu, trang bị kiến thức về hệ thống KSNB thông qua sách, báo, internet. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo tại các khoa/ phòng trong bệnh viện về hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ có tác dụng làm thay đổi các cơ chế quản lý, kiểm soát theo chiều hướng tích cực.
Nâng cao nhận thức của nhà quản lý trong nhận diện, đánh giá và phân tích rủi ro. Lĩnh vực khám chữa bệnh cho đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT được đánh giá là tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Hầu hết lãnh đạo tại các khoa/ phòng trong bệnh viện hiện nay đều ý thức rất rõ vấn đề này để không chạy theo thành tích bất chấp các rủi ro. Tuy nhiên, do nhận thức của các nhà quản lý cấp cao tại bệnh viện An
Bình về hệ thống KSNB chưa thật đầy đủ, nên toàn bộ quá trình đánh giá rủi ro làm cơ sở thiết lập các thủ tục kiểm soát trong đơn vị chủ yếu được thực hiện dựa trên kinh nghiệm quản lý cá nhân hơn là trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách về đánh giá rủi ro với những phương tiện và phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại, khoa học. Cơ sở để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB chính là việc hệ thống này đã góp phần phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro như thế nào. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống KSNB, tất yếu nhà quản lý cấp cao phải có nhận thức và quan điểm đúng đắn với nhận diện, đánh giá và phân tích rủi ro.
Kiện toàn và phát huy vai trò lãnh đạo, giám sát của tổ chức Đảng, đoàn thể đối với các hoạt động kinh doanh của đơn vị. Kiện toàn phương thức lãnh đạo của cấp ủy trong các khoa/ phòng Bệnh viện An Bình theo các nhiệm vụ cơ bản: Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám chữa bệnh; Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị, thực hiện công khai, minh bạch về kế hoạch và kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính; Lãnh đạo đảng viên và quần chúng giám sát mọi hoạt động của bệnh viện theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; Lãnh đạo đơn vị thực hiện trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của bệnh viện. Các nhiệm vụ của tổ chức Đảng trong đơn vị cũng chính là nhằm đạt được các mục tiêu của hệ thống KSNB. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức đảng, đoàn thể trong bệnh viện đảm bảo vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống KSNB.