PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 108 - 110)

4.2.2 .Thực trạng hệ thống kế toán

5.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Thông qua việc phân tích, đánh giá quá trình xây dựng và vận hành hệ thống KSNB của Bệnh viện An Bình, từ đó xác định những gì đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc chưa xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB. Thông qua việc xác định điểm mạnh và điểm yếu kết hợp với việc phân tích môi trường, người viết đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB của Bệnh viện An Bình. Đây là một vần đề hết sức cần thiết để giúp các đơn vị phát triển bền vững và từng bước giúp họ tiếp cận với cách thức quản lý phổ biến ở các nước cùng khu vực trong quá trình hội nhập.

5.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA BỆNH VIỆN AN BÌNH CỦA BỆNH VIỆN AN BÌNH

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện An Bình, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình dựa trên các nguyên tắc sau:

5.1.1 Nguyên tắc kế thừa

Hiện tại, các khoa/phòng trực thuộc Bệnh viện An Bình chưa nghiên cứu và xây dựng chính thức một hệ thống KSNB hoàn chỉnh. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị đã được hình thành một cách tự phát và một số bộ phận đã hoạt động và phát huy hiệu quả như: môi trường văn hóa của tổ chức được xây dựng thân thiện, gần gũi và phù hợp với điều kiện đặc thù của lĩnh vực y tế (trình độ của cán bộ nhân viên khá cao, phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và thân nhân người bệnh…), 100% lãnh đạo các đơn vị quan tâm đến việc nâng cao trình độ của các bộ viên chức… Cán bộ nhân viên đã quen thuộc với cách quản lý hiện tại.

Vì thế, các giải pháp đề xuất để hoàn thiện hệ thống KSNB của Bệnh viện An Bình thực hiện trên nguyên tắc duy trì và phát huy những ưu điểm hiện có của hệ thống, đồng thời đưa ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại yếu kém.

5.1.2 Nguyên tắc tiếp cận hệ thống

Mỗi đơn vị đều có những đặc điểm đặc thù về quy mô, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức… Chúng ta khó có thể tìm ra một mô hình chung áp dụng phù hợp

với tất cả các đơn vị. Vì thế, các giải pháp được đề xuất chỉ có tính chất hệ thống và tham khảo, tùy theo đặc điểm của từng đơn vị mà tìm cho mình giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB thích hợp nhất. Đồng thời, các đơn vị cũng cần phải cân nhắc mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí nhằm thực hiện tốt chương trình thực hành tiết kiệm chống lãnh phí hiện đã và đang được phát động thực hiện.

Ngoài ra, các giải pháp đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng cần phải được phối hợp thực hiện cùng lúc để đạt hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ thực hiện các giải pháp như thế nào lại phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng đơn vị.

5.1.3 Nguyên tắc hội nhập

Với xu hướng chung, Ngành Y tế Việt Nam đã và đang hội nhập vào y tế khu vực và thế giới để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, thu nhập của người dân đang ngày càng được nâng cao, nhiều bệnh nhân đã ra nước ngoài (Singapore, Mỹ, Trung Quốc…) để điều trị bệnh. Không chỉ hội nhập về chuyên môn, hệ thống y tế Việt Nam còn hội nhập cả về quản lý, điều hành.

Vì thế, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB của Bệnh viện An bình dựa trên lý thuyết KSNB được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB trên thế giới. Tuy nhiên, do sự khác biệt về nhiều mặt (trình độ chuyên môn, quản lý, văn hóa…) nên các giải pháp đề xuất được vận dụng phù hợp với Việt Nam nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

5.1.4 Nguyên tắc khả thi và hiệu quả

Khi tổ chức bất cứ phương thức kiểm tra, kiểm soát nào, nhà quản lý luôn cân nhắc đến tính hiệu quả và hiệu lực của phương thức đó. Do đó, hoàn thiện hệ thống KSNB tại các khoa/ phòng trong bệnh viện cần được xem xét trên nguyên tắc khả thi và hiệu quả. Bất cứ một phương thức quản lý nào cũng có tính hai mặt đối với chủ thể quản lý. Nếu việc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát một cách khoa học, bám sát các đặc điểm, yêu cầu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý đồng thời phù hợp với tình hình trang thiết bị cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý của đơn vị thì nó sẽ phát huy hiệu quả. Ngược lại, nếu xây dựng các thủ tục KSNB một cách hình thức, không tính đến các điều kiện có thể thực hiện được ở tại doanh nghiệp thì các thủ tục KSNB đó sẽ

không phát huy tác dụng, thậm chí còn tạo ra cơ chế kiểm soát chồng chéo làm giảm hiệu lực của các thủ tục kiểm soát khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)