Giai đoạn hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 26 - 28)

1. 5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.1.1.2. Giai đoạn hình thành

Vào năm 1949, AICPA công bố công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB là: “Kiểm soát nội bộ, các bộ phận cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”. Trong báo cáo này, AICPA đã định nghĩa KSNB là “…cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác

và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”.

Sau đó, AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB.

- Vào năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP – Committee on Auditing Procedure) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo thủ tục kiểm toán 29 (SAP – Statement Auditing Procedure) về “phạm vi xem xét kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên độc lập”. SAP 29 đã phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán.

+ KSNB về kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán.

+ KSNB về quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị.

- Đến năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33 (1962) và đã làm rõ hơn về vấn đề này. Dựa trên khái niệm về kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý, CAP đã xây dựng chuẩn mực kiểm toán yêu cầu công ty kiểm toán nên giới hạn nghiên cứu KSNB về kế toán.

- Năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP 54 (1972) “Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ” trong đó đưa ra bốn thủ tục kiểm soát kế toán (đảm bảo nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê chuẩn, ghi nhận đúng đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm kê).

Sau đó, AICPA ban hành chuẩn mực kiểm toán (SAS- Statement on Auditing Standard) để thay thế các thủ tục kiểm toán, trong đó:

- SAS 01 (1973), xét duyệt lại SAP 54 và đưa ra định nghĩa về kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán như sau:

+ Kiểm soát quản lý, không chỉ hạn chế ở kế hoạch tổ chức và các thủ tục, mà còn bao gồm quá trình ra quyết định cho phép thực hiện nghiệp vụ của nhà quản lý.

+ Kiểm soát kế toán bao gồm các thủ tục và cách thức tổ chức ghi nhận vào sổ sách để bảo vệ tài sản, tính đáng tin cậy của số liệu.

Các định nghĩa trên đã khẳng định sự quan tâm của nghề nghiệp kiểm toán đối với các bộ phận cấu thành KSNB và đó chính là đối tượng nghiên cứu của các

chuẩn mực kiểm toán.

Như vậy, trong suốt thời kỳ trên, khái niệm KSNB đã không ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên, trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, KSNB mới chỉ dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 26 - 28)