Tình hình hoạt động của bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 81 - 84)

1. 5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

4.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN AN BÌNH – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.1.4 Tình hình hoạt động của bệnh viện

Tình hình hoạt động của bệnh viên An Bình mà trước hết là tình hình khám chữa bệnh của bệnh viện qua 03 năm (từ 2013  2015) được phản ảnh qua bảng sau:

Bảng 4.3: Tình hình khám chữa bệnh của Bệnh viện An Bình các năm 2013, 2014 và năm 2015 TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 (%) 2015/2014 (%) 1 2 3 Số lượt khám ngoại trú Số lượt điều trị nội trú Số lượt giường điều trị

469.188 3.720 5.544 447.348 4.080 5.304 456.228 3.960 4.944 95,35 110 95,67 102 97,06 93,21

(Nguồn: Bệnh viện An Bình các năm 2013, 2014,2015)

Nhìn chung, số liệu về tình hình khám chữa bệnh qua các năm có sự biến động tuy không đáng kể. Riêng năm 2013 số lượt khám ngoại trú cao hơn các năm 2014, 2015 do ảnh hưởng số giường phục vụ. Năm 2014 và 2015, Bệnh viên có đưa vào cải tạo một số khu vực nên quỹ giường phục vục bị thu hẹp.

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp doanh thu của Bệnh viện An Bình năm 2013, 2014 và năm 2015 Đơn vtính: ngàn đồng TT Tổng thu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu Tl(%) Doanh thu Tl(%) Doanh thu Tl(%)

1 Nguồn thu Ngân sách Nhà nước

39.076.692 24,04 42.701.239 22,35 39.421.483 18,70

2 Nguồn thu viện phí 40.534.078 25,00 50.473.107 26,41 42.477.835 20,15

3 Nguồn thu BHYT 51.959.740 31,92 69.810.250 36,53 97.937.525 46,46

4 Nguồn thu từ các hoạt động khác

30.947.966 19, 04 28.115.350 14,71 30.943.921 14,69

Tng cng 162.518.476 100 191.099.946 100 210.780.764 100

(Nguồn: Bệnh viện An Bình các năm 2013,2014 và 2015)

Qua bảng trên ta thấy, nguồn thu lớn nhất của bệnh viên là nguồn thu từ BHYT, tiếp đến là thu viện phí và nguồn từ NSNN. Nguồn thu khác chiếm tỷ trọng từ 14  19% trong tổng nguồn thu qua các năm.

Bảng 4.5: Báo cáo công tác quản lý, sử dụng quỹ KCB BHYT năm 2015

-Báo cáo công tác quản lý, sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT năm 2015 của Bệnh viện An Bình như sau:

+ Tổng thu quỹ khám chữa bệnh BHYT: 97.937.525.000 đồng. + Tổng chi khám chữa bệnh BHYT: 102.960.963.296 đồng, trong đó:

. Chi cho khám chữa bệnh tại bệnh viện An Bình: 90.016.877.263 đồng.

. Chi cho bệnh nhân KCB tại các bệnh viện khác:12.944.086.033 đồng.

+ Bội chi quỹ khám chữa bệnh BHYT: 27.155.086.073 đồng. + Vượt trần quỹ khám chữa bệnh BHYT: 964.031.793 đồng.

(Nguồn: Thu-chi BHXH của Bệnh viện An Bình, 2015)

Trong tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2015, chi cho bệnh nhân khám chữa bệnh tại các bệnh viện khác trong Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ 12,57% và hiện chưa có giải pháp kiểm soát hiệu quả.

Đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT lên bệnh viên tuyến trên điều trị chưa được thống kê cụ thể. Vì thế, Bệnh viện An Bình đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì và cải thiện lòng tin của người dân vào đơn vị.

Củng cố và hoàn thiện các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, thực hiện tốt việc quản lý Nhà nước về các hoạt động y tế trong đơn vị, đảm bảo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với các kỹ thuật phổ cập, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho công tác khám, điều trị và phòng chống dịch.

Về công tác điều trị: đảm bảo khám điều trị hiệu quả các bệnh nội, ngoại, sản, nhi, nhiễm và một số chuyên khoa lẻ, khuyến khích xã hội hóa trang thiết bị y tế và từng bước thực hiện cung ứng dịch vụ y tế khám chữa bệnh, giường bệnh dịch vụ…khuyến khích đầu tư phát triển giường bệnh điều trị theo yêu cầu.

Đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, các tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện, có cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu theo tiêu chuẩn qui định về trang thiết bị của Bộ Y tế.

Ðẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế tự nguyện, tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân, người nghèo, người thuộc diện chính sách... bảo đảm công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em, người thuộc diện chính sách, người có tuổi, người nghèo, neo đơn và các đối tượng nguy cơ khác. Làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản.

Nâng cao chất lượng các hoạt động khám chữa bệnh tây y và y học cổ truyền. Tập trung đầu tư cho công tác chẩn đoán, điều trị, cấp cứu và vận chuyển cấp cứu.

Ưu tiên và tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa về y tế, xây dựng và phát triển đề án xã hội hóa của đơn vị. Đa dạng hóa các loại hình hoạt động xã hội hóa y tế: cổ phần hóa, liên doanh, cung ứng dịch vụ theo yêu cầu, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính để đầu tư nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh, sản xuất, cung ứng thuốc. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe người dân; phát triển và quản lý chặt chẽ hành nghề y dược ngoài công lập. Phối hợp và lồng ghép các hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức nhân dân cùng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)