1. 5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Xem xét thực trang và phân tích dữ liệu Nghiên cứu định lượng Giải pháp – kiến nghị Cơ sở lý thuyết Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
- Khái quát về KSNB
- Sơ lược các nghiên cứu liên quan
-Thảo luận nhóm
- Sàn lọc các biến cho nghiên cứu
- Phương pháp lấy mẫu - Mô tả mẫu
- Thống kê mô tả; xem xét thực trạng
- Mô hình logic: xác định các yếu tố tác động đến KSNB - Phân tích hồi quy Logit
3.2.1.1. Nghiên cứu định tính:
Là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còn trong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác. Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.
Nghiên cứu định tính nhằm để tìm ra những yếu tố và bổ sung các biến quan sát đại diện vào thành phần ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Việc này được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Đối tượng tiến hành thảo luận nhóm là các chuyên gia quản lý bệnh viện, hiểu rõ hệ thống quản lý bệnh viện An Bình. Cuộc thảo luận nhóm diễn ra nhằm đưa ra các nhận định được cho là có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.
Để nghiên cứu có tính chặt chẽ và có giá trị đúng với thực tế, tác giả đã tổ chức buổi thảo luận nhóm với sự tham gia của các thành phần như sau:
Bảng 3.1: Các thành phần tham gia thảo luận nhóm
STT Cơ quan Số lượng Thành phần
1. Ban giám đốc 03 Giám đốc và Phó giám đốc
2. Lãnh đạo các phòng 06 Trưởng và phó phòng
3. Lãnh đạo các khoa 09 Trưởng và phó Khoa
4. Lãnh đạo quản lý cấp trên 02 Trưởng phòng và Phó phòng
TCKT Văn phòng Sở Y tế
Phương pháp thực hiện thảo luận nhóm:
Tác giả đã phác thảo trước nội dung buổi thảo luận với các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn liên quan đến đánh giá công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
Sau đó tiến hành lập danh sách khách mời và thông báo cho khách mời về thời gian, địa điểm, nội dung cuộc thảo luận với các thành viên tổ tư vấn .
Trong cuộc thảo luận, tác giả đã đặt ra những câu hỏi được chuẩn bị sẵn nhằm lấy ý kiến của các thành viên tham gia. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận tác giả đã tổng hợp các ý kiến đóng góp và đi đến thống nhất xây dựng mô hình nghiên cứu
mà tác giả đã đề xuất gồm các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.
3.2.1.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc thiết kế mẫu, mẫu được thu thập thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với cấp quản lý, chuyên viên các phòng ban, các lãnh đạo khoa và chuyên viên hành chính các khoa… những người hiểu về hệ thông kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.
Mục đích của nghiên cứu khi sử dụng phương pháp định lượng:
Các thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu chính thức.
Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến nghiên cứu định lượng.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phần mềm LIMDEP V 8.0.
Dữ liệu thu được sẽ mã hóa và được xử lý bằng phần mềm LIMDEP V 8.0. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mã hóa dữ liệu. Bước 2: Thống kê mô tả.
Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo.
Bước 4: Khẳng định mô hình hoặc điều chỉnh mô hình (Nếu có). Bước 5: Kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Bước 6: Hồi quy Logit.
Bước 7: Kiểm định các giả thuyết.
3.2.2 Quy trình nghiên cứu
Từ những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập, công tác thực tế, với những ý tưởng ban đầu cộng với tham khảo ý tưởng từ những bài nghiên cứu trước và lấy ý kiến từ các chuyên gia trong ngành. Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng quy trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bênh viên An Bình. Sau đó vận dụng các phần mềm phân tích định lượng, thống kê, tác giả tiến hành phân phân tích dữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, cụ thể quy trình nghiên cứu như sau:
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
3.2.3. Thu thập số liệu
Sau khi tác giả tham khảo các nghiên cứu về công tác tổ chức kế toán của các nhà nghiên cứu trước đây, tác giả đã tổng hợp, phân tích, lượng hóa các nhân tố thuộc tính và dựa vào nghiên cứu định tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định lượng sơ bộ Điều chỉnh Thang đo 1 Thang đo 2 Thang đo chính thức Nghiên cứu định tính Điều chỉnh
Nghiên cứu định lượng
Sàng lọc làm sạch dữ liệu
Kiểm định tương quan biến
Phân tích hồi quy Logit.
Kiểm định Likelihood Ratio Test
Viết báo cáo nghiên cứu
định lượng. Thông tin của thang đo được thu thập cùng một lúc với kích thước mẫu là 98 bảng câu hỏi được phát ra.
Các biến quan sát trong mô hình đều được đánh giá theo thang đo gồm 02 loại:
- Likert (Rennis Likert, 1932), gồm có 5 mức độ. Cụ thể: Mức (1): Hoàn toàn không đồng ý.
Mức (2): Không đồng ý. Mức (3): Bình thường. Mức (4): Đồng ý. Mức (5): Rất đồng ý.
Mỗi câu hỏi được thiết kế sẽ thể hiện một tiêu chí và được xem là cơ sở để đánh giá sự tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình. Đây là cách thiết kế giúp cho người được khảo sát sẽ đưa ra những nhận định khác nhau đối với những nhân tố tác động đến đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình. Bảng câu hỏi được phát thảo gồm có các câu hỏi tương ứng với các nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện An Bình.