KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ Y TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 122 - 124)

5.2.1 .1Hoàn thiện đặc thù quản lý

5.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ Y TẾ

- Xây dựng hướng dẫn về thiết lập hệ thông kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực y tế: tại điểm 2, điều 6, Luật kiểm toán nhà nước năm 2005 quy định “căn cứ vào các quy định của pháp luật, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả” là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam về xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống KSNB hiện hành còn rất ít và chưa cụ thể, đặc biệt là đối với lĩnh vực công. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho các đơn vị trong Ngành Y tế chưa hiểu biết nhiều về việc xây dựng và phát triển hệ thống KSNB cũng như lợi ích của nó. Vì vậy trong khi chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành các hướng dẫn về xây dựng hệ thống KSNB, Bộ Y tế có thể chủ động ban hành Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ đối với lĩnh vực y tế trên cơ sở tham khảo Hướng dẫn chuẩn mực kiểm soát nội bộ cho lĩnh vực công của INTOSAI và của những quốc gia phát triển khác trên thế giới.

- Đào tạo kiến thức, kỹ năng về thiết lập kiểm soát nội bộ cũng như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và kịp thời: Lĩnh vực y tế là một lĩnh vực đặc thù (Ban giám đốc và hầu hết các trưởng, phó khoa phòng chức năng chỉ được đào tạo chuyên môn về y, dược; kiến thức về quản lý chỉ được đào tạo thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn), các cán bộ quản lý có kiến thức và kỹ năng quản lý rất hạn chế. Vì thế bên cạnh việc xây dựng hướng dẫn về thiết lập hệ thông kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế cần phải quan tâm đến việc đưa nội dung “Hệ thống kiểm soát nội bộ và kỹ năng thiết lập kiểm soát nội bộ” vào chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý. Ngoài ra, Bộ Y tế nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và kịp thời với các hình thức đa dạng, phong phú như: thành lập một bộ phận phụ trách chuyên về hướng dẫn kiểm soát nội bộ, cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua mạng 24/7…

Cử công chức, viên chức cấp quản lý đi học để nâng cao trình độ ở các khóa học ngắn hạn như:

STT Lớp khai giảng Thời gian học Học phí 1 Quản trị tài chính 5,5 tháng Học thứ 2,4,6 1.600.000đ 2 Quản trị nhân sự 2,5 tháng Học thứ 2,4,6 1.200.000đ 3 Quản trị bệnh viện 2 tháng Học thứ 4,6 1.200.000đ

Các lớp tin học ngắn hạn dành cho viên chức, nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu CNTT trong toàn bệnh viện

STT Lớp khai giảng Thời gian học Học phí

1 Tin học văn phòng 2,5 tháng

Học tối thứ 2,4,6 hoặc Học tối thứ 3,5,7

1.000.000đ

- Ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời: Để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà quản lý trong việc điều hành đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ, Bộ Y tế cần phải ban hành các Thông tư, văn bản hướng dẫn kip thời, tránh tình trạng xử lý không thống nhất giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước.

- Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật còn không còn phù hợp với thực tế hiện nay hoặc mâu thuẫn nhau: Hiện nay, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế hoặc Liên Bộ Y tế với các Bộ có liên quan ban hành đã lổi thời, không còn phù hợp với điều kiện thực tế nhưng vẫn còn hiệu lực. Các văn được bản ban hành có nội dung chồng chéo, mâu thuẩn với nhau… gây khó khăn cho các đơn vị trong quá trình thực hiện..

- Điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề: Hiện nay, việc điều động cán bộ có năng lực đang làm việc tại các khoa lâm sàng về làm việc tại các phòng chức năng rất khó khăn vì:

+ Các cán bộ thường không thích làm quản lý, chỉ thích làm công tác chuyên môn theo đúng ngành nghề được đào tạo.

+ Thu nhập bị giảm xuống: không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, công việc làm thêm ngoài giờ bị ảnh hưởng do phải thường xuyên đi công tác

(kiểm tra giám sát các đơn vị).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện an bình thành phố hồ chí minh​ (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)