DẤU CÂU, BIỆN PHÁPTU TỪ 1 Phân tích yêu cầu cần đạt

Một phần của tài liệu SGV ngu van 7 tap 1 KNTTnguvanthcs (Trang 143 - 145)

- qua đó thây được tình yêu đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của đất nước mà nhà thơ Thanh Hải thể hiện qua toán bộ cấu trúc hình tượng và

2. Gợi ý tố chức hoạt động dạy học

DẤU CÂU, BIỆN PHÁPTU TỪ 1 Phân tích yêu cầu cần đạt

1. Phân tích yêu cầu cần đạt

Bài học này không có tri thức tiếng Việt mới, không có yêu cầu cần đạt về việc hình thành khái niệm mới cho I IS. Mục tiêu chính của tiết học là HS vận dụng, củng cố một số kiến thức đã học về cách dùng dấu gạch ngang và công dụng của dấu gạch ngang; các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, điệp ngữ và tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong VB Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

14 4 2

2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động Củng cố kiên thức đã học

GV có thể ôn tập kiến thức cho HS bằng một trong hai cách:

- Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ: GV có thể dẫn lại một ví dụ về dấu gạch ngang và một ví dụ về biện pháp tu từ đã hợc (nên chọn những biện pháp tu từ sẽ thực hành trong phần này), cho HS nhận diện dấu gạch ngang, biện pháp tu từ và nêu công dụng của chúng.

- Sử dụng phương pháp thông báo, giải thích: GV nhắc lại công dụng của dấu gạch ngang, khái niệm biện pháp tu từ sẽ thực hành trong bài và tác dụng của chúng.

GV củng cố lại cho HS kiến thức về dấu gạch ngang và các biện pháp tu từ. Dấu gạch ngang thường được đặt ớ dẫu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc để liệt kê; đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong cầu; nối các từ trong một liên danh. Trong phần Thực hành tiếng Việt này, bài tập về dấu gạch ngang giúp HS ôn lại trường hợp dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong cầu. Biện pháp tu từ được nói đến trong các bài tập là so sánh, nhân hoá, điệp ngữ. GV gợi ý cho HS nhớ lại khái niệm biện pháp tu từ so sánh (đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt), biện pháp tu từ nhân hoá (gắn cho đồ vật, cầy cối, con vật,... những đặc điểm, thuộc tính của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả gần gũi, sinh động), biện pháp tu từ điệp ngữ (lặp lại một từ ngữ để nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê,...).

Hoạt động Luyện tập, vận dụng

Ở hoạt động này, GV có thể hướng dẫn HS làm việc cá nhân, theo cặp, nhóm để hoàn thành bài tập. GV căn cứ vào thơi gian cúa tiết học để hướng dẫn I IS làm bài.

Bài tập 1

HS nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi cầu văn. GV gợi ý HS thử bỏ các phần đặt giữa hai dấu gạch ngang (câu a) và phần sau dấu gạch ngang (câu b), nhận xét sự khác nhau giữa cầu gốc và câu bị lược, từ đó nêu nhận xét về chức năng của bộ phận giải thích, chú thích đặt giữa hai dấu gạch ngang hoặc sau dấu gạch ngang khi được dùng trong cầu.

Bài tập 2

Bài tập này đã chỉ dẫn biện phàp tu tù so sánh (vì trong cầu còn có những biện pháp tu từ khác). HS cần xác định các sự vật được so sánh với nhau trong các câu. HS nhận thức được chỉ khi hai sự vật có những nét tương đổng thì mới được so sánh với nhau. Cặp so sánh đôi mày ai - trăng mới in ngần chỉ sự thanh tần, tươi trẻ, dịu dàng; trời sáng lung linh - ngọc chỉ vẻ đẹp của ánh sáng trong, thanh khiết, có sắc màu ảo diệu. Chính sự tương đổng này sẽ tạo ra hiệu quả thẩm mĩ cho câu văn. Ở đây, nhà văn bộc lộ tài năng sáng tạo qua việc tạo ra những liên tưởng bất ngờ, kết nối những sự vật tưởng như rất khác nhau.

Bài tập 3

Bài tập này giũp HS ôn lại biện pháp tu từ nhân hoá. GV hướng dẫn HS phát hiện những cụm từ chứa biện pháp tu từ nhân hoá trong hai cầu văn và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó trong mỗi câu văn. Chú ý những cụm từ như đôi mùa giao tiễn nhau, đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động, vài con ong siêng năng. Biện pháp tu từ nhân hoá thể hiện những rung động của nhà văn lan toả vào cảnh vật, thiên nhiên phóng chiếu nội tầm con người.

14 4 3

Bài tập 4

Bái tập này có ba yêu cầu: xác định biện pháp tu từ qua những yếu tố chỉ dẫn (in đậm), nhận diện biện pháp tu từ qua những trường hợp tương tự trong cầu, chỉ ra được lác dụng của biện pháp tu từ đó. Trong trường hợp này, GV hướng dẫn HS chỉ ra được biện pháp tu từ điệp ngữ ở những cụm từ in đậm và ở những cụm từ khác như “đừng thương”, tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đối với nhịp điệu cầu văn và trong việc tạo cảm xúc cho người đọc.

Bài tập 5

Bài tập này tương đối khó bởi đầy là sự so sánh một thứ trừu tượng, vô hình với những thứ dễ hình dung hơn; hơn nữa, đây là biện pháp so sánh tầng bậc. Vế một là một cảm giác: nhựa sổng ở trong người căng lên

(hoàn toàn trừu tượng). Vế hai là hai hiện tượng: máu củng căng lên trong lộc của loài nai (cũng trừu tượng nhưng còn có hình ảnh lộc nai để hình dung), mầm non của cầy cối trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí ti (dễ hình dung). Từ sự phân tích các vế như vậy, GV giúp HS hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong cầu này. GV gợi ý để I IS liên hệ đối sánh bài tập này với bài tập 2, chỉ ra sự khác nhau của cách so sánh 1 - 1 ở bài tập 2 với cách so sánh tầng bậc ở bài tập này. Bài tập này có nhiều vế so sánh, làm cho đối tượng được so sánh hiện lên đa dạng, phong phú, sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu SGV ngu van 7 tap 1 KNTTnguvanthcs (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w