Dạy học nói và nghe theo nguyên tắc giao tiếp

Một phần của tài liệu SGV ngu van 7 tap 1 KNTTnguvanthcs (Trang 33 - 34)

Để HS thực sự có cơ hội trình bày, chia sẻ, trao đổi trong giờ học nói và nghe theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 với các bài học cụ thểcủa Ngữ văn 7, khi triển khai dạy học phần Nói và nghe, GV cẩn chú ý những nhân tố sau:

- Đối tượng giao tiếp: GV cần giúp HS xác định được những đề tài, nội dung nói và nghe cụ thể xuất phát từ chính những trải nghiệm, vốn sống của các em. GV cần định hướng để đề tài, nội dung nói và nghe được lựa chọn thực sự gây hứng thú cho HS đổng thời phù hợp với các yêu cầu cần đạt của bài học.

- Nhân vật giao tiếp: GV giúp HS xác định vai trò và các hoạt động phù họp khi tham gia nói (trình bày vấn đề) hoặc khi nghe (tiếp nhận và phản hồi thích hợp trong khi nghe người khác trình bày).

- Mục đích giao tiếp: Trong mỗi bài học, HS đều được hướng dẫn để xác định rõ mục đích nói và nghe. Tuy nhiên, GV cần gợi ý để HS có thể chủ động trình bày mục đích nói và nghe một cách rõ ràng hơn khi thực hiện hoạt động nói và nghe với một đề tài, nội dung xác định. Chẳng hạn, với người nói: Muốn làm rõ vấn đề gì nhất? Cẩn chia sẻ điều gì quan trọng? Mong muốn người nghe nắm bắt được điều gì nhât sau khi mình trình bày bài nói?; với người nghe: Mong muốn tiếp nhận đượcgì từ người nói? Có điểu gì cần được làm rõ thêm từ người nói hay muôn trao đổi với người nói? Có thể học hỏi đượcgì từ kinh nghiệm của người nói?

- Phương tiện giao tiếp: Cùng với khả năng sử dụng ngôn ngũ để trình bày, trao đổi, thảo luận, tranh luận,... HS cần được hướng dẫn để sử dụng hiệu quả cử chỉ, điệu bộ,... và phương tiện hỗ trợ khi nói và nghe: sơ đồ, tranh ảnh, đoạn phim ngắn, các thẻ tín hiệu theo quy ước của GV và HS,...

Một phần của tài liệu SGV ngu van 7 tap 1 KNTTnguvanthcs (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w