TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ 1. Phân tích yêu cầu cần đạt

Một phần của tài liệu SGV ngu van 7 tap 1 KNTTnguvanthcs (Trang 82 - 86)

- HS lựa chọn được đề tài phù hợp.

- HS vận dụng những kiến thức về thể thơ để tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

2. Những lưu ý về yêu cầu đối với bài tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ 8

0

- Đúng đặc trưng của thể thơ bốn chữ hoặc nàm chữ.

- Nội dung phù hợp với lứa tuổi, ihể hiện được những tình cảm hồn nhiên, chân thành.

- Ngôn ngữ dung dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.

3. Gợi ỷ tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động Giới thiệu kiểu bài

- GV có thể sử dụng lời dẫn của phần Viết trong SHS để nêu mục đích cúa tiết học.

- GV có thể trình chiếu vi-đi ô cờ-líp ngâm, đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. GV cũng có thể yêu cầu HS đọc một bài thơ yêu thích hay đọc một bài thơ do em sáng tác (nếu có).

Hoạt động Tìm hiểu yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

GV tổ chức cho HS ôn lại một số đặc điểm của thơ bốn chữ, năm chữ trong Tri thức ngữ văn.

Hoạt động Thực hành viết theo các bước a. Trước khi viết

Xác định đề tài và cảm xúc

Làm thơ trữ tình là bày tỏ cảm xúc chú quan của người làm thơ trước một đối tượng. Vì vậy, công việc đầu tiên khi làm một bài thơ là xác định đề tài (tức là trả lời cầu hỏi Viết về cái gì?) và cảm xúc của mình trước đôi tượng đó. Phần tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong bài học này không giới hạn vẽ đề tài nên GV có thể gợi ý HS chọn bất cứ đề tài nào mình yêu thích, phù hợp với lứa tuổi như nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước,... và ghi lại cảm xúc về đối tượng được nói đến. Đó có thể là yêu mến, xúc động, lưu luyến, bâng khuâng, nhớ nhung, biết ơn, tự hào,...

Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc

Sau khi HS tìm được đề tài, GV cần gợi ý các em tìm hình ảnh thuộc để tài đó để thể hiện cảm xúc. Hãy chọn một hình ảnh để lại trong em ấn tượng sầu sắc hoặc xúc động nhất. Hình ảnh nên mới lạ, độc đáo để tránh sáo mòn.

- Tiếp theo, GV hướng dẫn HS liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau, với con người để mạch cảm xúc, ý tưởng được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên. GV có thể gợi ý cho HS một số hướng triển khai như gợi ý trong SHS hoặc khuyến khích các em tự tìm ra hướng, rồi chia sẻ trước lớp.

- GV đặt cầu hỏi để HS suy ngẫm xem mình có cảm xúc gì về sự vật, hiện tượng, yêu cấu HS tìm từ ngữ để diễn đạt cảm xúc của mình trước sự vật, hiện tượng đó,...

Tập gieo vần

GV hướng dẫn HS chọn thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ và tìm vần thích hợp.

Để giúp HS tìm tiếng chứa vần thích hợp, GV có thể gợi ý HS lưu tâm tiếng cuối của những dòng trước đó và xem tiếng đứng liền kế tiếng khuyết thường kết hợp với tiếng nào rỗi suy luận.

- Vần liền:

Ai là bạn gió Mà gió đi tìm Bay theo cánh chim Lùa trong tán lá

8 1

Gió nhớ bạn quả Nờn gừ cửa hoài.

(Ngân Hà, Bạn của gió) - Vần cách:

Nhả trẻ con đã quen Không còn hờn khóc nữa Nhưng cứ độ tan tầm Con lại ra đứng cửa Mong mẹ và mong bô

8 2

Mắt nhìn về phố đông Ôi tăm lòng thơ nhỏ Đã thuộc giờ ngóng trông Thành phố rộng mênh mông

Bao la chiểu gió thổi

() cuối con đường kia Có con đang đứng đợi.

(Lưu Quang Vũ, Buổi chiều đón con') - Vẩn hỗn hợp:

Mặt trời thổi lửa Sông biển bốc hơi Hơi bay cao vút Thảnh mây lưng trời Mây hồng nhẹ trôi

Mây xanh đằm thắm Dịu dàng mây trắng Thẩn thơ mây vàng

Mây đen lang thang Thân mình nặng trĩu Gió trêu tí xíu Đã vội khóc oa.

(Hoàng Lựu, Mây khóc')

- Trong thực tế làm thơ, HS có thể gieo vẩn theo những cách khác. GV cẩn chấp nhận và khuyến khích những sáng tạo này.

b. Viết bài

- GV hướng dẫn HS chọn thể thơ. Trong nhiều tình huống, dòng đầu tiên bất chợt xuất hiện trong tầm trí sẽ quyết định thể thơ, vần, nhịp của cả bài. Vì vậy, các em cần nắm lấy cơ hội đó. Dòng thơ đầu tiên có bốn hoặc năm chữ này thường có nội dung diễn tả ấn tượng, cảm xúc nổi bật của em về đối tượng. Chú ý phẩn vần ứ tiếng cuối để tiếp tục gieo vần chân ở những dòng sau. Những dòng kế tiếp cần duy trì nhịp phù hợp với cảm xúc.

- GV gợi ý cho HS cách triển khai mạch cảm xúc ở những dòng sau. Những dòng thơ tiếp theo có thể miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng, kể về đối tượng; có thể diễn đạt dưới hình thức tầm tình, trò chuyện với đối tượng,...

- Bên cạnh việc gợi ý HS tìm và sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc, GV cũng cần lưu ý HS cân nhắc sử dụng những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ,...

- Kết thúc bài thơ là một công việc quan trọng. Vì bài thơ có tạo được dư âm trong lòng người đọc hay 8 3

không phần nhiều phụ thuộc vào kết bài. GV gợi ý cho HS một vài cách như bỏ lửng những hình ảnh, cảm xúc để gợi mở, bộc lộ cảm xúc sầu đậm; tạo những vần thơ có hình ảnh ấn tượng; nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng,...

- GV có thể cung cấp phiếu học tập hoặc yêu cầu HS kẻ bảng sau vào vở rồi ghi bài thơ vào bảng.

Bài thơ bốn chữ:

"^^Ghữ

Dòng 1 2 3 4

Dòng 1 Dòng 2 Dòng 3 Dòng n

GV có thể dựa vào bảng trên để gợi ý HS kẻ bảng cho bai thơ năm chữ rồi ghi bài thơ vào bảng.

c. Chỉnh sửa

- Sau khi HS đã hoàn thành, GV yêu cẩu HS đọc lại thật kĩ bài thơ.

- GV hướng dẫn HS đối chiếu bài thơ vừa làm với càc tiêu chí trong bảng Yêu cẩu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong SHS, trang 50 để xem bài thơ đã đáp ứng được các yêu cẩu đối với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ chưa.

B. VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XƯC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ

Một phần của tài liệu SGV ngu van 7 tap 1 KNTTnguvanthcs (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w