8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục nếp sống văn hóa học đường
1.3.3.1. Hình thức tổ chức giáo dục nếp sống văn hóa học đường
Cũng như tất cả các loại hình giáo dục khác, giáo dục nếp sống văn hóa học
đường đòi hỏi một hệ thống các hình thức giáo dục thống nhất và đa dạng. Điều đó được quy định trước hết tính đa dạng của đối tượng giáo dục về mặt tuổi tác, nghề
nghiệp, điều kiện sinh sống, học vấn và những đặc điểm xu hướng, tính cách. Trong quá trình xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa giáo dục nếp sống văn hóa học
đường nói riêng, đã và đang xuất hiện nhiều hình thức giáo dục cụ thể và hiệu quả.
Trường THCS nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nên cũng có những hình thức giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS nói chung.
Hình thức giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS THCS rất phong phú và
đa dạng, không chỉđóng khung trong các trường học với các giờ giảng trên lớp mà còn
đưa các nội dung, chủđề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể
HS tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thểthao, văn nghệ, tham quan,…
Hiện nay, có nhiều hình thức giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS
trường THCS được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm hình thức
sau đây:
- Giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS thông qua các môn học: Việc giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS thông qua các môn học như GDCD,
đắn về giá trị của nếp sống văn hóa học đường, về nội dung cơ bản của một số quyền
và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy nhà
nước XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.
- Giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS thông qua hoạt động giáo ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về
nội dung và hình thức tổchức như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủđiểm,
văn nghệ, thể dục thể thao ... Các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp HS trải nghiệm và hình thành, rèn luyện các hành vi đạo đức và hình thành nếp sống văn hóa học đường phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Thông qua hoạt động này, HS có điều kiện rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần trách nhiệm, có cơ hội mở rộng và hài hòa các mối quan hệ khác nhau trong xã hội.
- Giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS thông qua sự giáo dục với gia
đình và các lực lượng ngoài xã hội: Sự phối hợp này thể hiện chức năng xã hội hóa trong vấn đề giáo dục nếp sống văn hóa học đường và có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệm vụ của các CBQL và các nhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục nếp sống văn hóa
học đường cho HS, tạo mối đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
1.3.3.2. Phương pháp tổ chức giáo dục nếp sống văn hóa học đường
Phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực văn hóa cần thiết phù hợp với nếp sống văn hóa học đường hiện đại.
Phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS trường THCS rất
phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và các phương pháp
hiện đại, được thể hiện ởcác phương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và HS về các vấn đề liên quan đến nếp sống văn hóa học đường, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bịtrước.
- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thểđể giáo dục, kích thích HS học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu
gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm nếp sống văn hóa
học đường cho HS, đặc biệt giúp HS nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung nếp sống văn hóa học đường mới.
- Phương pháp đóng vai: Là tổ chức cho HS nhập vai vào nhân vật trong những tình huống nói về nếp sống văn hóa học đường gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử.
- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho HS thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực nếp sống văn hóa học đường thông qua những trò chơi
- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người HS thực hiện nhiệm vụ
học tập tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho HS. Thực hành nhiệm vụnày người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.