8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh
sinh về hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường
Nhận thức luôn là vấn đề quan trọng trong mọi hoạt động giáo dục, nếu nhận thức tốt thì hoạt động giáo dục sẽ trở nên dễ dàng thực hiện và đạt hiệu quả cao. Để có cái nhìn chính xác về nhận thức của CBQL, GV và PHHSvề hoạt động giáo dục nếp
sống VHHĐ cho HS, tác giả đã tiến khảo sát ý kiến của 26 CBQL, 26 GV và 260
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về vai trò của giáo dục nếp sống văn hóa học đường trong việc phát triển nhân cách của học sinh.
TT Các quan điểm Số ý kiếnKết quả trả lờiTỉ lệ (%)
1 Rất quan trọng 87 27,9
2 Quan trọng 190 60,9
3 Ít quan trọng 35 11,2
Bảng 2.8 cho thấy:
Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về mức độ cần thiết và vai trò của giáo dục nếp sống VHHĐ cho thấy mặc dù mức độ nhận thức không đồng nhất
nhưng đa số ý kiến được hỏi đều cho rằng vai trò của nếp sống VHHĐ là quan trọng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy các quan niệm khác nhau về vai trò của của giáo dục nếp sống VHHĐ trong phát triển nhân cách cho HS. Chỉ có 87 ý kiến trong số 312 ý kiến (chiếm 27,9%) được hỏi cho rằng giáo dục nếp sống VHHĐ là rất quan trọng. Trong khi đó có tới với 190 ý kiến trong số 312 ý kiến (chiếm 60,93%) cho rằng nó chỉ là yếu tốquan trọng để phát triển nhân cách. Thậm chí có đến 35 ý kiến cho rằng giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS ít quan trọng trong giáo dục nhân cách. Kết quả này cho thấy các nhà trường cần có định hướng rõ ràng trong việc lập kế
hoạch giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách có hiệu quả, biến nhận thức về vai trò của giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS thành nội dung cụ thể trong chương trình giáo dục, nhằm định hướng cho HS có nhận thức và
hành động đúng trong quá trình học tập cũng như mọi hoạt động giáo dục.
Giáo dục văn hóa nếp sống VHHĐ có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến mối quan hệ
giữa các thành viên trong nhà trường. Đa số ý kiến của GV cho rằng mối quan hệđoàn
kết, gắn bó chặt chẽ, khích lệ GV, HS dạy tốt, học tốt. Thực trạng về mối quan hệ này rất có ý nghĩa vì nó góp phần quan trọng vào việc xây dựng tập thể vững mạnh, tạo sự đồng bộ thống nhất cao để thực hiện nhiệm vụ cốt lõi của nhà trường là dạy tốt, học tốt.
Người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể mà phát huy tính dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Đây cũng chính là một giá trị văn hóa tốt đẹp tạo nên hệ
thống chuẩn mực trong văn hóa nhà trường. Nếu người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể thì sẽ nhận được sự ủng hộ của các thành viên trong nhà trường, các thành viên sẽ phát huy được tinh thần dân chủ, lòng nhiệt tình trong các hoạt động của nhà
trường. Bên cạnh đó, người quản lý cần hạn chế việc quản lý bằng mệnh lệnh hành chính khô cứng mà cần phải tăng cường các biện pháp năng động, linh hoạt, mềm dẻo có hiệu quả, tạo bầu không khí dân chủ cởi mở khích lệ động viên mọi người, quan tâm lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của đội ngũ GV và HS, tránh các việc làm
nghiệp, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa nhà trường.