Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế, yếu kém trong quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho

HS ởcác trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, cụ thểnhư sau:

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do tác động tiêu cực của cơ chế thịtrường và ảnh hưởng của xã hội; sự bùng nổ

của công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập những loại hình văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục của nước ta, với tâm lý lứa tuổi HS THCS là thích cái mới, hay học hỏi đua đòi, vì vậy một bộ phận học sinh chạy theo cái mới một cách mù quáng mà không nhận thức đúng hay không đúng, nên hay không nên.

- Hầu hết các xã thuộc huyện Ba Tơ là xã có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; phần lớn HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số (Hrê), có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá cao… nên sự

quan tâm của của gia đình và xã hội còn hạn chế, điều kiên học tập của các em còn thiếu thốn.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã xuống cấp, hư hỏng nhiều, nguồn kinh phí phục vụ cho giáo dục còn ít cho dù những năm qua đã có sự cố gắng đầu tư của

xây dựng và triển khai thực hiện công tác giáo dục nếp sống VHHĐ nói riêng cũng như các hoạt động giáo dục khác nói chung.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Lứa tuổi HS THCS có sự biến đổi mạnh về tâm sinh lý, điều đó dễ dẫn đến sự

thiếu ý thức, thiếu tự chủ, dễ bị cám dỗ và dễ bị lôi kéo từ các phần tử không xấu

ngoài nhà trường. Hầu hết HS THCS thích tìm tòi cái, mới lạ nên dễ bịsa ngã trước sự

cám dỗ của những tệ nạn xã hội dẫn đến việc ứng xử xã hội không phù hợp, thương vi

phạm nội quy nhà trường, thậm chí là vi phạm pháp luật.

- Một bộ phận CBQL, GV và PHHS chưa có sự nhận thức đúng về vai trò của công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS; một sốGV chưa thể hiện hết trách nhiệm trong công tác giáo dục.

- Công tác quản lý của các trường cũng còn hạn chế; việc xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS còn nhiều yếu kém, bất cập.

- Chưa xây dựng được Quy chế phối hợp giữa các LLGD nên các đoàn thể trong

nhà trường hoạt động chưa đồng đều, các lực lượng xã hội cũng chưa dành sự quan

tâm đúng mức cho hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS.

- Chưa xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống

VHHĐ cho HS một các rõ ràng, cụ thể.

Các nguyên nhân khách quan và chủ quan nêu trên rất khó khắc phục trong ngày một, ngày hai. Nó cần có quá trình và thời gian để các trường khắc phục. Tuy nhiên,

để có thể làm tốt công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS thì các trường cần phải có những giải pháp mang tính khả thi, cần có một sự thống nhất ý chí và hành động với một tinh thần quyết tâm cao nhất.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, phân tích làm rõ những điều kiện của môi trường xã hội ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý giáo dục nếp sống

VHHĐ cho HS các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Quan trọng nhất là

điều tra về thực trạng về nhận thức của các LLGD của HS, hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ, công tác quản lí hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ, các yếu tố ảnh

hưởng đến hoạt động quản lý giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS....

Qua khảo sát và phân tích thực trạng cho thấy, hoạt động giáo dục nếp sống

VHHĐ cho HS và hiệu quả trong quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS

của các trường đã có những thành quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu đạt được

chưa cao, vẫn còn nhiều hạn chếnhư tôi đã nêu ở phần trên, trong đó nguyên nhân cơ

bản nhất xuất phát từ nhóm nguyên nhân chủ quan, cụ thể là công tác quản lý của hiệu

có hệ thống, có tính chuyên đề, chuyên sâu và chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nội dung, hình thức, phương pháp trong hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS còn đơn điệu, thiếu tính hợp lí. Chính từ nguyên nhân đó đã dẫn đến các LLGD chưa

có sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS nên chưa có sự phối hợp tốt, chưa có sự đồng bộ trong công tác giáo dục. Tuy nhiên,

cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng một phần nguyên nhân cũng đến từ nhận thức của

gia đình còn hạn chế, sự quan tâm chưa đúng mức của các ban ngành, đoàn thể địa

phương trong công tác phối hợp giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS. Bên cạnh đó, khả năng biến từ nhận thức sang hành động của HS còn hạn chế, nhận thức của GV về giáo dục văn giáo dục nếp sống VHHĐ chưa tốt; công tác quản lý, chỉđạo và thực hiện các hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS chưa thật sự bài bản, đầu tư chưa nhiều,

chưa có chiều sâu và chưa được thực hiện thường xuyên.

Vậy, để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý hoạt giáo dục nếp sống

VHHĐ cho HSđã nêu trên đòi hỏi mỗi nhà trường phải xây dựng được một hệ thống các biện pháp đầy đủ, đồng bộ và có tính khả thi thì mới đem lại hiệu quả cao trong quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS, những nội dung này sẽđược làm rõ trong chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NẾP SỐNGVĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)