8. Cấu trúc của luận văn
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Qua khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục VHHĐ cho HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thông qua phiếu khảo sát ý kiến đối với CBQL, GV và chuyên viên. Kết quảthu được cụ thểnhư sau:
3.4.4.1. Mức độ cấp thiết và mức độ khả thi
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động văn hóa học đường
TT Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi R ất c ấp th iế t C ấp thi ết ít cấ p thi ết (X ) Th ứ bậ c R ất k hả t hi K hả t hi Ít khả thi (X ) Thứ bậ c ĐTB ĐTB 1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên, HS và phụ
huynh HS về tầm quan trọng của công tác giáo dục nếp sống
văn hóa học đường cho HS THCS. 11 5 4 2,35 3 15 5 0 2,75 1 2 Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS phù hợp với mục tiêu giáo dục. 5 11 4 2,05 6 14 6 0 2,70 2 3 Chỉ đạo xây dựng các giá trị văn hóa đặc
trưng phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục nếp sống văn
hóa học đường cho HS THCS.
6 12 2 2,20 5 8 10 2 2,30 5
4
Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức giáo dục nếp sống văn hóa học
đường cho HS theo
TT Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi R ất c ấp th iế t C ấp thi ết ít cấ p thi ết (X ) Th ứ bậ c R ất k hả t hi K hả t hi Ít khả thi (X ) Thứ bậ c ĐTB ĐTB hướng lồng ghép, tích hợp vào dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm. 5 Tăng cường quản lý sự phối hợp các lực
lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục nếp sống văn
hóa học đường cho HS THCS.
11 7 2 2,45 2 10 8 2 2,40 4
6
Xây dựng hình ảnh nhà trường gắn với xây dựng môi trường giáo dục tích cực, an toàn, lành mạnh và thân thiện. 7 8 5 2,10 7 13 7 0 2,65 3 7 Chỉ đạo xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục nếp sống văn hóa học đường
cho HS THCS.
16 4 0 2,80 1 7 10 3 2,20 6
(1,0≤ X <2,0: Ít cấp thiết/ ít khả thi; 2,0≤ X <2,5: cấp thiết/ khả thi;
0 , 3 5 , 2 ≤ X ≤ : rất cấp thiết/ rất khả thi) - Về mức độ cấp thiết:
+ Biện pháp 7 có ĐTB caonhất là 2,80 (mức rất cấp thiết). Như vậy ta thấy biện
pháp “Chỉ đạo xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS THCS” có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS, bởi lẽ bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS là thước đo để đánh giá mức độ thực hiện hiệu quả đối với công tác giáo dục của nhà trường, là cơ sở để bình xét các danh hiệu thi đua cũng như cơ sở
để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục của nhà trường và điều chỉnh hành vi
ứng xử văn hóa của HS. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ chưa xây dựng được bộ tiêu chí nên công tác quản lý, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ còn gặp nhiều khó khăn.
+ Biện pháp 5 có ĐTB thấp nhất là 2,05 (mức cấp thiết). Thực tế, biện pháp “Kế
hoạch hóa công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS phù hợp với mục tiêu giáo dục”đã và đang được các trường thực hiện trong hoạt động giáo dục nói chung cũng như giáo dục nếp sống VHHĐ nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết
các trường chỉ xây dựng kế hoạch ở mức độ chung chung, chưa sát với khách thể giáo dục cũng như với điều kiện của nhà trường, cho nên biện pháp này vẫn được CBQL và
GV đánh giá cần thiết phải thực hiện trong công tác quản lý, thực hiện hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngoài biện pháp 7 và biện pháp 5 đã phân tích ở trên, qua bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm ta thấy các biện pháp còn lại cũng đều có ĐTB > 2,0 (mức cấp thiết), có
nghĩa là tất cả các biện pháp đều được CBQL và GV đánh giá là cần thiết để áp dụng và áp dụng sớm trong công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS ở các trường THCS
trên địabàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Về mức độkhả thi:
Cũng như mức độ cấp thiết, mức độ khả thi của tất cả các biện pháp đều đạt ĐTB > 2,0 (mức khả thi). Trong đó:
+ Biện pháp 1, 2, 5 đều được đánh giá ở mức rất khả thi (ĐTB lần lượt là 2,75;
2,70; 2,65). Bởi lẽ, các biện pháp này từ trước đến nay hầu hết đã thực hiện đối với các hoạt động giáo dục trong mỗi nhà trường. Tuy nhiên, nội dung và cách thức thực hiện chưa cụ thể hoặc còn mang tính đối phó nên hiệu quả đem lại còn hạn chế. Vì vậy, khi các nhà trường có sự quan tâm, quyết tâm áp dụng thì các biện pháp này có tính khả thi rất cao trong công tác giáo dục nói chung cũng như trong quảng lý, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS nói riêng.
+ Biện pháp 7 có ĐTB thấp nhất là 2,20 (mức khả thi). Bởi vì, thực tế để xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS trong bối cảnh Bộ GD&ĐT cho ban hành văn bản hướng dẫn nội dung giáo dục nếp sống VHHĐ một cách cụ thể không phải là dễ dàng đối với các nhà trường. Để xây dựng được bộ tiêu chí hoàn chỉnh, phù hợp và có tính hiệu quả cao đòi hỏi Hiệu
trưởng phải là người có năng lực, có quyết tâm, đồng thời phải huy động được những GV có nhiều kinh nghiệm, có uy tính trong nhà trường (có thể phải nhờ chuyên gia) để đề xuất các tiêu chí phù hợp với đối tượng giáo dục (đối tượng được đánh giá), phù
hợp với nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục. Bên cạnh đó, còn phải phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương nơi HS sinh sống. Ngoài ra, bộ tiêu chí phải rõ ràng, chính xác, không trái với các quy định, quy chế của ngành cũng như của Pháp luật.
o
3.4.4.2. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi
Qua biểu đồ tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS cho ta thấy có sự trái ngược ở một số biện pháp, điển hình như:
- Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên, HS và phụ
huynh HS về tầm quan trọng của công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS THCS” có ĐTB của mức độ cấp thiết là 2,35 (ở mức cấp thiết) còn ĐTB của mức
độ khả thi là 2,75 (ở mức rất khả thi). Điều này thoạt nhìn tưởng là mâu thuẫn nhưng
lại không mâu thuẫn, bởi vì biện pháp không phải là mới đối với các nhà trường (nên mức độ cấp thiết không cao). Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mà các trường áp dụng chưa hiệu quả. Với biện pháp này, nếu Hiệu trường nhà trường cần xây dựng
được kế hoạch, nội dung, hình thức áp dụng phù hợp thì không khó để đạt được hiệu quả trong quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS của trường mình (nên mức độ khả thi cao).
- Biện pháp 7: “Chỉ đạo xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS THCS” có ĐTB của mức độ cấp thiết là 2,80 (ở mức rất cấp thiết) còn ĐTB của mức độ khả thi là 2,20 (ở mức khả thi). Sở dĩ biện pháp này
được đánh giá là rất cấp thiết là bởi hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Ba
Tơ, tỉnh Quảng Ngãi chưa xây dựng được bộtiêu chí đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS nói riêng và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường nói chung. Hơn nữa, đây chính là bộ công cụ dùng để đánh giá sản phẩm đầu ra của hoạt động giáo dục nên các trường cần phải xây dựng ngay để sớm đưa vào áp dụng. Tuy nhiên, ở tính khả thi biện pháp này lại được đánh giá quá cao (chỉ ở mức khả thi) bởi vì muốn xây dựng được bộ tiêu chí hoàn chỉnh, phù hợp với đối tượng học sinh,
điều kiện nhà trường, phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, không trái với các quy định của ngành, của Pháp luật thì không phải là việc dễ dàng. Hơn
nữa, để xây dựng được bộ tiêu chí hoàn chỉnh cần phải huy động những con người có
năng lực, có kinh nghiệm và có uy tín (thậm chí phải thuê chuyên gia). Đây chính là
những khó khăn đối với các trường THCS của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong việc xây dựng biện pháp này.
Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã xây dựng và đề xuất hệ
thống gồm bảy biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nép sống VHHĐ cho HS ở các
trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Bảy biện pháp tác giả đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và thống nhất với nhau; có sự tác động, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, đồng thời mỗi biện pháp phải được thực hiện trong những điều kiện cụ thể khác nhau. Do đó, để
thực sự đem lại hiệu quả cao trong quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho
HS thì cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp trên cùng với những biện pháp
đã thực hiện tốt tại nhà trường trong những năm qua. Vì vậy, nếu chỉ thiên về một số
biện pháp nào đó hoặc tách riêng các biện pháp ra thì hiệu quả sẽ không được như
mong muốn.
Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp bằng phiếu đánh giá đối với 10 CBQL, 05 GV và 05 chuyên viên có năng lực và uy tín của các trường THCS và Phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ. Kết quả khảo nghiệm cho thấy sự cấp thiết có ĐTB từ 2,05 đến 2,80 (ở mức độ cấp thiết và rất cấp thiết); tính khả thi có ĐTB từ 2,20 đến 2,75 (ở mức độ khả thi và rất khả thi). Điều đó khẳng định các biện pháp mà tác giả đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng để quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS ởtrường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS THCS là một nhiều vụ quan trọng của các
nhà trường, mặc dù không được đưa vào thành một môn học chính khoá, như xuất phát từ nhu cầu thực tiễn thì vấn đề thuộc phạm vi giáo dục nhân cách này lại trở thành vấn
đề quan trọng và mang tính cấp bách. Tuy nhiên cho đến nay, hầu như các trường trên toàn quốc nói chung và các trường THCS nói riêng, công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ chưa được coi trọng đúng mức, chưa được xác định là một nhiệm vụ cụ thể trong quá trình công tác của hiệu trưởng, mà mới chỉ là một vấn đề, một khái niệm được xác định là chung chung, là có liên quan đến giáo dục.
1.2. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS phải được nghiên cứu
trên cơ sở khoa học quản lý. Tuy nhiên, nếp sống VHHĐ ở mỗi nhà trường lại có những đặc trưng riêng, mang bản sắc riêng, vì thế công tác quản lý giáo dục nếp sống
VHHĐ trong mỗi nhà trường cần phải làm rõ các cơ sở khoa học của khái niệm nếp sống VHHĐ và các nội dung cơ bản của nếp sống VHHĐ, giáo dục nếp sống VHHĐ
cho HS và quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS từ góc độ khoa học quản lý giáo dục.
Khung lý thuyết về quản lý giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS của Luận văn được tiếp cận từ lý thuyết hoạt động, bao gồm: quản lý mục tiêu; nội dung; hình thức,
phương pháp; LLGD; các điều kiện; kiểm tra đánh giá công tác giáo dục nếp sống
VHHĐ cho HS THCS.
1.3. Đềtài đã đánh giá thực trạng giáo dục nếp sống VHHĐ và quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS dựa trên các phương pháp khảo sát chính: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn; phương pháp chuyên gia
(chuyên viên Phòng GD&ĐT).
Mẫu khách thể khảo sát là các CBQL, GV, PH, HS của các trường THCS, các chuyên viên của Phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
1.4. Qua kết nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS
và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS ở các trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, một bộ phận CBQL, GV, và HS chưa có sự
nhận thức đúng về mục tiêu của hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS; các trường hầu hết chưa xây dựng được kế hoạch giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS; việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục nếp sống VHHĐ chưa cụ thể và chưa thật sự phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Bên cạnh đó, công tác
quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS còn nhiều hạn chế, quá trình thực hiện còn nhiều xuất hiện nhiều bất cập; chưa xây dựng
được Quy chế phối hợp giữa các LLGD; chưa xây dựng được bộtiêu chí đánh giá kết quả hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ một các cụ thể, phù hợp với đối tượng giáo
dục và phù hợp với điều kiện của nhà trường.
1.5. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS không chỉ phụ thuộc vào tinh thần, thái độ và tính tích cực của các chủ thểtrong nhà trường trong quá trình tham gia các hoạt giáo dục, mà còn phục thuộc vào nhận thức và năng lực trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS của hiệu trưởng, phụ thuộc vào những cách thức tổ chức các hoạt động, hay chính là hệ thống những biện pháp quản lý của hiệu trưởng. Từ đó, đề tài đề xuất hệ thống bảy biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục nếp sống VHHĐ cho HS các trường THCS ở các trường THCS huyện
Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, đó là:
- Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên, HS và phụ huynh HS về
tầm quan trọng của công tác giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS THCS. - Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS phù hợp với mục tiêu giáo dục.
- Chỉ đạo xây dựng các giá trị văn hoá đặc trưng phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS THCS.
- Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS
theo hướng lồng ghép, tích hợp vào dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm.
- Tăng cường quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường tham gia hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho HS THCS. - Xây dựng hình ảnh nhà trường gắn với xây dựng môi trường giáo dục tích cực, an toàn, lành mạnh và thân thiện.
- Chỉ đạo xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục nếp sống văn hóa học
đường cho HS THCS.
Các biện pháp quản lý đề xuất ở trên đã được khảo nghiệm đối với 05 CBQL, 10