Xây dựng hình ảnh nhà trường gắn với xây dựng môi trường giáo dục tích

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 88 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Xây dựng hình ảnh nhà trường gắn với xây dựng môi trường giáo dục tích

tích cực, an toàn, lành mạnh và thân thiện

3.2.6.1. Mục đích

Văn hóa ngày càng có vai trò quyết định trong sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Văn hóa không chỉ tác động đến hành vi ứng xử văn hóa của một cá nhân trong một tổ chức hay một đơn vị mà nó còn tác động tới môi trường, phẩm chất

đạo đức, cách ứng xửvăn hóa của cả một tập thể, một cộng đồng.

hành Qui chếvăn hóa công sở nhằm mục đích thực hiện tốt văn hóa công sở trong các

cơ quan hành chính và trong các đơn vị sự nghiệp công lập. [25]

Từ năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính chủđộng, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. [4]

Đối với trường THCS, xây dựng hình ảnh nhà trường chính là xây dựng môi

trường giáo dục tích cực, an toàn, lành mạnh và thân thiện. Đó là cơ sởđể thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục nếp sống VHHĐ cho HSnói riêng cũng như nâng cao chất

lượng giáo dục của nhà trường nói chung.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo thiết kế Logo nhà trường, trang phục của CB, GV, NV và HS.

* Logo chính là bộ mặt, nó đại diện cho nhà trường, khi thiết kế Logo cần phải: + Dễ nhận biết được, có nét riêng biệt;

+ Gắn với sự hình thành và phát triển của nhà trường; + Thể hiện được mục tiêu nhà trường hướng đến;

+ Màu sắc, kiểu chữ, kích thước phải hài hòa, phù hợp với văn hóa nhà trường và bản sắc của địa phương.

* Tiêu chí trang phục của trường:

+ Đối với CB, GV, NV: Nhẹnhàng; năng động; lịch sự; chuẩn mực.

+ Đối với HS: Phù hợp với lứa tuổi; thể hiện được sựnăng động, trong sáng; phù hợp với kinh tế của gia đình HS.

- Hiệu trưởng chỉ đạo thiết kế và sử dụng khẩu hiệu dùng trong nhà trường có tính giáo dục cao

Từ xưa đến nay, khẩu hiệu luôn được sử dụng trong mỗi trường học, nó có ý

nghĩa to lớn trong việc giáo dục học sinh vềđạo đức, lối sống, học tập, chấp hành pháp luật,... Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường đã “lạm dụng” việc sử dụng khẩu hiệu, cụ

thểlà đặt khẩu hiệu khắp nơi, số lượng quá nhiều làm cho không gian trường học trở

nên “chật chội”, thiếu mỹ quan. Hơn thế, có những trường học sử dụng những khẩu hiệu chưa hợp lý, chưa phù hợp lứa tuổi, chưa gần gũi học sinh làm cho vai trò của khẩu hiệu không được phát huy.

Để phát huy tốt vai trò, ý nghĩa của khẩu hiệu trong trường học Ban giám hiệu

nhà trường cần phải:

+ Lựa chọn những khẩu hiệu có tính giáo dục cao và phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với cấp học;

và dễdàng đọc được, cần phải chú ý đến sự hài hòa của không gian, sự thân thiện và tính mô phạm của môi trường giáo dục.

+ Khẩu hiệu giáo dục cần gắn với hành động thực tiễn, nghĩa là nhà trường cần phải có những hoạt động thiết thực gắn với nội dung của khẩu hiệu. Chẳng hạn, với khẩu hiệu “Chung tay xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp”thì nhà trường phải có những hoạt động cụ thể nhằm tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp… [5]

- Hiệu trưởng chỉđạo xây dựng cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường nhà trường bao gồm những yếu tố liên quan đến CSVC, vệ sinh môi trường, y tế học đường, an ninh trật tự…. Tất cả những yếu tố trên hằng

năm nhà trường luôn quan tâm thực hiện tốt, cụ thể:

+ Đối với CSVC:

Sửa chửa kịp thời những hạng mục hư hỏng hoặc có nguy cơ hư hỏng để tránh gấy mất an toàn cho các thành viên trong nhà trường, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống cháy nổ; phòng chống tai nạn thương tích…

Chỉ đạo GVCN và tập thể các lớp tự xây dựng Nội quy lớp học, phân công trực lớp và bảo quản tốt trang thiết bị, CSVC trong lớp.

Đầu năm học nhà trường phát động cuộc thi “Xây dựng lớp học an toàn, thân thiện” nên các lớp học đều được trang trí đẹp mắt, nội dung trang trí gắn với các kiến thức môn học liên quan và hình thành nên những “Bức tường học tập” mang tính giáo dục cao.

+ Đối với vệsinh môi trường:

Chỉ đạo bộ phận phụ trách Vệ sinh – Lao động xây dựng kế hoạch vệ sinh – lao

động hàng tháng, hàng tuần. Trong đó, để đảm bảo vệ sinh toàn trường, mỗi lớp trực tuần đề có nhiệm vụ dọn vệsinh sân trường hàng ngày. Có thể nói, ở các trường học nếu không làm tốt công tác vệ sinh ở khu nhà vệ sinh thì rất dễ biến thành “Khu mất vệ sinh”.

+ Công tác y tế học đường:

Nhà trường cần phải cân đối và trích kinh phí để mua sổ theo dõi sức khỏe cho

HS, mua đầy các loại thuốc, vật liệu y tế thông dụng cho tủ thuốc nhà trường để thực hiện tốt khám và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HS.

Nếu nhà trường không có nhân viên y tế thì cần phải kí hợp đồng với Trạm y tế

xã (hoặc phòng khám đủ điều kiện khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế) để

thực hiện công tác khám sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ cho HS [33]. Mỗi học kỳHS được khám sức khỏe hai lần (đầu và cuối học kỳ). Phối hợp tốt với Trạm y tế trong việc tiêm phòng, tiêm vắc xin phòng bệnh cho nữ HS khối 8, 9 (theo chương

trình tiêm chủng Quốc gia).

Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo bộ phận y tế thực hiện tốt công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh. Tùy vào tình hình thực tếở địa phương, tùy theo mùa mà nhà trường đã phối hợp với Trạm y tế tuyên truyền cho HS phòng tránh các loại dịch bệnh

khác nhau như: Phòng chống bệnh dại; Phòng chống bệnh sốt xuất huyết; Vệ sinh an toàn thực phẩm….

3.2.6.3. Những lưu ý khi thực hiện

- Tăng cường sự phối hợp các LLGD, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà

trường.

- Tạo nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích cho HS thông qua các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua.

- Mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng để HS noi theo.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)